Trắc nghiệm Khoa học 5 Kết nối bài 19: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm
Trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối tri thức có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 19: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm Khoa học 5 kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Món ăn nào sau đây được chế biến bằng cách sử dụng vi khuẩn lắc-tíc?
A. Sữa chua.
- B. Sữa tươi.
- C. Sữa đặc.
- D. Sữa không đường.
Câu 2: Món ăn nào sau đây không chế biến bằng cách sử dụng vi khuẩn lắc-tíc?
- A. Sữa chua.
- B. Muối dưa.
- C. Nem chua.
D. Bánh ngọt.
Câu 3: Vi khuẩn lắc-tíc có ở đâu?
A. Có sẵn trong tự nhiên.
- B. Có trong phòng thí nghiệm.
- C. Có trong rau, củ, quả.
- D. Có trong nước đường.
Câu 4: Loại quả nào sau đây không dùng để muối chua?
A. Nho.
- B. Dưa chuột.
- C. Cà pháo.
- D. Củ cải.
Câu 5: Loại rau, củ, quả nào sau đây có thể sử dụng để muối chua?
- A. Rau mùi.
B. Rau cải.
- C. Củ sắn.
- D. Dứa.
Câu 6: Sữa chua được tạo thành sau khi ủ nên bảo quản ở đâu?
- A. Nơi thoáng mát.
- B. Nhiệt độ thường.
- C. Ngăn đá tủ lạnh.
D. Ngăn mát tủ lạnh.
Câu 7: Sữa chua có nhiều dinh dưỡng và vi khuẩn có ích giúp
A. tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- B. nâng cao sức khỏe, chữa một số bệnh ngoài da.
- C. giảm các triệu chứng mệt mỏi.
- D. chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
Câu 8: Trong quá trình làm sữa chua cần ủ ấm sữa ở khoảng nhiệt độ nào?
- A. 300C đến 400C.
- B. 800C đến 900C.
C. 400C đến 500C.
- D. 200C đến 300C.
Câu 9: Khi muối chua rau, củ, quả, vi khuẩn sử dụng đường ở đâu làm thức ăn?
- A. Có sẵn trong môi trường.
- B. Nước muối pha sẵn.
- C. Nước đường pha sẵn.
D. Có sẵn trong rau, củ, quả.
Câu 10: Sắp xếp các bước sau theo thứ tự làm sữa chua:
1) Ủ ở nhiệt độ khoảng 400C đến 500C trong thời gian từ 8 đến 12 giờ.
2) Cho sữa chua (đã có sẵn vi khuẩn lắc-tíc) vào sữa tươi hoặc sữa đặc đã pha loãng, khuấy đều.
3) Sữa chuyển sang trạng thái đặc, có mùi thơm và vị chua nhẹ.
- A. 3 – 2 – 1.
- B. 2 – 3 – 1.
- C. 1 – 2 – 3.
D. 2 – 1 – 3.
Câu 11: Ăn nhiều rau, củ, quả muối chua có thể gây ra hậu quả gì?
A. Tăng huyết áp, đau dạ dày vì độ mặn, vị chua của sản phẩm.
- B. Tiểu đường vì độ ngọt của sản phẩm.
- C. Đau đầu vì thiếu chất dinh dưỡng.
- D. Tụt huyết áp vì mất nước.
Câu 12: Vì sao sữa chua có lợi cho tiêu hóa?
A. Vì trong sữa chua có nhiều dinh dưỡng và vi khuẩn có ích.
- B. Vì trong sữa chua có nhiều kí sinh.
- C. Vì sữa chua sản sinh nhiều năng lượng tế bào.
- D. Vì sữa chua có nhiều chất bổ sung sắt.
Câu 13: Vì sao cần cho sữa chua vào sữa tươi (hoặc sữa đặc đã pha loãng)?
- A. Để tăng hương vị và độ ngọt của sản phẩm.
- B. Để làm giảm lượng lớp bọt trên bề mặt sữa.
C. Để khuyến khích quá trình lên men, tạo ra vi khuẩn lắc-tíc.
- D. Để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong sản phẩm.
Câu 14: Vì sao nên cho đường khi muối chua quả sung?
A. Vì trong quả sung có hàm lượng đường thấp.
- B. Để tránh nhiễm mùi ôi thiu.
- C. Để giữ màu sắc đẹp cho thức ăn.
- D. Để đảm bảo vệ sinh trong thức ăn.
Câu 15: Vì sao trong quá trình làm sữa chua cần ủ ấm sữa ở nhiệt độ khoảng 400C đến 500C?
- A. Để sữa chua tạo ra được nhiều đường.
B. Vì vi khuẩn lắc-tíc hoạt động tốt ở khoảng nhiệt độ này.
- C. Vì cần giữ cho sữa không đạt đến nhiệt độ sôi.
- D. Vì cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bình luận