Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Hoạt động nào sau đây không làm tăng vai trò của đất với cây trồng?

  • A. Bón phân.
  • B. Ủ rơm rạ và rau củ dưới đất.
  • C. Tạo rãnh thoát nước.
  • D. Trồng cây theo các mùa.

Câu 2: Tác dụng của việc làm tơi đất là gì?

  • A. Thay đổi thành phần không khí trong đất.
  • B. Thay đổi các chất dinh dưỡng có trong đất.
  • C. Bổ sung nước cho đất.
  • D. Tăng mùn cho đất.

Câu 3: Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tùy thuộc vào điều kiện gì?

  • A. Hình thành đất ở từng nơi.
  • B. Trồng trọt và bảo vệ đất.
  • C. Sự phân hủy của động vật và thực vật.
  • D. Cung cấp nước cho đất.

Câu 4: Hoạt động trong hình có ý nghĩa gì đối với bảo vệ môi trường đất?

TRẮC NGHIỆM 

  • A. Tuyên truyền và vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường đất.
  • B. Sử dụng phân bón hữu cơ.
  • C. Hạn chế rác thải nhựa.
  • D. Trồng cây gây rừng.

Câu 5: Hệ thống rừng phát triển giúp giảm thiểu 

  • A. suy thoái đất đai.
  • B. xói mòn đất.
  • C. hạn chế rác thải.
  • D. các bệnh về tiêu hóa cho con người.

Câu 6: Tác dụng của muối trong việc bảo quản thực phẩm là gì?

  • A. Đảm bảo độ tươi ngon.
  • B. Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • C. Kéo dài thời gian sử dụng.
  • D. Cân bằng lượng nước trong thức ăn.

Câu 7: Dung dịch nước muối 0,9% được dùng để làm gì?

  • A. Làm sạch vết thương.
  • B. Nấu ăn.
  • C. Tẩy rửa vết bẩn.
  • D. Làm sạch dầu mỡ.

Câu 8: Vì sao trong tương lai gấu Bắc Cực có thể không còn nơi để sinh sống?

  • A. Nhiệt độ Trái Đất tăng khiến bằng ở Bắc Cực tan ra.
  • B. Bắc Cực bị thu hẹp nên gấu Bắc Cực thiếu nguồn thức ăn.
  • C. Ô nhiễm môi trường.
  • D. Do sự phát triển của con người ở Bắc Cực.

Câu 9: Que kem ở nhiệt độ của tủ đông có trạng thái

  • A. rắn.
  • B. lỏng.
  • C. khí.
  • D. rắn và lỏng.

Câu 10: Vì sao khi sơ ý để bị cháy, thức ăn sẽ xuất hiện màu đen và có mùi khét?

  • A. Vì các chất trong thức ăn bị biến đổi hóa học.
  • B. Vì trong thức ăn xảy ra quá trình sinh ra màu sắc và mùi vị mới.
  • C. Vì thức ăn chuyển từ dạng rắn thành dạng lỏng.
  • D. Vì khi trộn thức ăn với nhiệt độ cao sẽ bị thay đổi trạng thái.

Câu 11: Để chống gỉ đinh sắt, người ta thường làm gì?

  • A. Sơn hoặc bôi dầu mỡ lên đinh sắt.
  • B. Dùng hết đinh sắt khi sử dụng.
  • C. Ngâm đinh sắt trong muối.
  • D. Rắc bột lên đinh sắt.

Câu 12: Hoạt động nào dưới đây gây ô nhiễm đất?

  • A. Phun thuốc trừ sâu.
  • B. Làm tơi đất.
  • C. Tưới nước cho đất.
  • D. Trồng cây phủ đất trống.

Câu 13: Đâu không phải hành động chống xói mòn đất?

  • A. Trồng cây gây rừng.
  • B. Xây bờ kè.
  • C. Trồng thảm cỏ.
  • D. Phá rừng làm đường quốc lộ.

Câu 14: Năng lượng nước chảy không dùng để

  • A. vận chuyển hàng hóa xuôi dòng nước.
  • B. làm quay tua-bin máy phát điện.
  • C. giúp thuyền buồm chạy ngược chiều gió.
  • D. làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao.

Câu 15: Khi đạp xe xuôi chiều gió, em sẽ thấy mất ít sức hơn khi đạp xe ngược chiều gió. Nguồn năng lượng nào đã ảnh hưởng đến việc đạp xe này?

  • A. Năng lượng điện.
  • B. Năng lượng gió.
  • C. Năng lượng chất đốt.
  • D. Năng lượng nước chảy.

Câu 16: Động vật nào sinh sản bằng việc đẻ con?

  • A. Ngựa.
  • B. Rùa.
  • C. Chim.
  • D. Gà.

Câu 17: Bộ phận nào của hạt sẽ mọc thành cây?

  • A. Vỏ hạt.
  • B. Phôi.
  • C. Chất dinh dưỡng dự trữ.
  • D. Mầm cây.

Câu 18: Cây con có thể mọc lên từ

  • A. hạt hoặc từ rễ, thân, lá của cây mẹ.
  • B. hạt hoặc hoa của cây mẹ.
  • C. hạt hoặc hoa, quả, thân, lá của cây mẹ.
  • D. hoa, quả, rễ, thân, lá của cây mẹ.

Câu 19: Hoa nào dưới đây là hoa đơn tính?

  • A. Hoa bưởi.
  • B. Hoa chuối.
  • C. Hoa bí ngô.
  • D. Hoa đậu đũa.

Câu 20: Bộ phận nào của quả hình thành nên cây cà chua con?

  • A. Hạt.
  • B. Nhị.
  • C. Nhụy.
  • D. Lá.

Câu 21: Khi có quá nhiều thiết bị dùng điện hay khi chập điện, dòng điện trong dây dẫn rất lớn làm dây dẫn nóng lên. Dây bị nóng có thể làm cháy lớp vỏ nhựa và gây hỏa hoạn. Để đề phòng, người ta thường lắp thêm dụng cụ gì?

  • A. Đi-na-mô.
  • B. Aptomat.
  • C. Công tắc.
  • D. Công tơ điện.

Câu 22: Vì sao không sử dụng bếp than, củi để sưởi ấm trong phòng kín?

  • A. Gây lãng phí chất đốt.
  • B. Vì than, củi sinh ra khí carbon dioxide, có hại cho con người.
  • C. Dễ gây cháy, nổ.
  • D. Mất an toàn điện.

Câu 23: Vì sao nhu cầu sử dụng chất đốt lại tăng?

  • A. Cải tiến chất lượng bếp đun.
  • B. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
  • C. Dân số Trái Đất tăng.
  • D. Do già hóa dân số.

Câu 24: Vì sao thợ điện sử dụng ủng và găng tay bảo hộ khi làm việc?

  • A. Để cách điện.
  • B. Để cách nhiệt truyền từ dây điện sang.
  • C. Tránh gây lãng phí điện.
  • D. Phòng chống cháy, nổ khi sửa điện.

Câu 25: Khi sử dụng bếp ga, nếu ga bị rò rỉ, gặp nhiệt độ cao hoặc có tia lửa từ các vật xung quanh thì có thể xảy ra hậu quả gì?

  • A. Xảy ra cháy, nổ.
  • B. Lãng phí ga.
  • C. Ngộ độc khí ga.
  • D. Mất an toàn điện.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác