Tắt QC

Trắc nghiệm khoa học 4 chân trời bài 20 Nấm ăn và nấm men trong đời sống

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 Bài 20 Nấm ăn và nấm men trong đời sống - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nấm được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền là

  • A. Nấm đông trùng hạ thảo
  • B. Nấm sò.
  • C. Nấm đùi gà.
  • D. Nấm mỡ.

Câu 2: Nấm ăn là nguồn thực phẩm

  • A. có lợi cho sức khỏe con người.
  • B. có hại cho sức khỏe con người.
  • C. không có giá trị dinh dưỡng.
  • D. không được dùng phổ biến

Câu 3: Nguyên nhân chính khiến chúng ta không nên dự trữ thức ăn tươi sống trong thời gian dài ở tủ lạnh?

  • A. Vì chúng sẽ bị héo và mất nước.
  • B. Vì ăn chúng không còn ngon nữa.
  • C. Vì màu sắc chúng không đẹp nữa.
  • D. Vì chúng vẫn có thể bị nhiễm nấm mốc.

Câu 4: Khi phát hiện thức ăn bị nhiễm nấm mốc, ta sẽ

  • A. Vứt toàn bộ phần thức ăn đó.
  • B. Cắt bỏ phần đã mọc nấm, phần còn lại có thể sử dụng.
  • C. Nấu lên ăn.
  • D. Vẫn sử dụng như bình thường.

Câu 5: Thực phẩm dễ bị nhiễm nấm mốc nếu

  • A. Chiên nhiều dầu
  • B. Cho quá nhiều muối
  • C. Cho quá nhiều đường
  • D. Bảo quản không đúng cách

Câu 6: Loại nấm nào sau đây là nấm ăn được?

  • A. Nấm rơm.
  • B. Nấm tai mèo.
  • C. Nấm sò.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 7: Nấm mốc có thể sống ở

  • A. Đất ẩm.
  • B. Rơm rạ mục.
  • C. Thức ăn.
  • D. Gỗ mục.

Câu 8: Tại sao không nên ăn thức ăn có nấm mốc?

  • A. Thức ăn có nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm.
  • B. Thức ăn có nấm mốc tăng thêm mùi vị của món ăn.
  • C. Thức ăn có nấm mốc mất tăng thêm sự bắt mắt của món ăn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Nấm men được dùng để

  • A. Làm bánh mì.
  • B. Làm bánh bao.
  • C. Lên men rượu.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 10: Sự khác nhau giữa nấm men và nấm ăn là

  • A. Nấm ăn có kích cỡ nhất định còn nấm men thì không.
  • B. Nấm ăn có màu sắc nhất định còn nấm men thì không.
  • C. Hầu hết nấm ăn đều có thể quan sát bằng mắt thường còn nấm men phải quan sát bằng kính hiển vi.
  • D. Nấm ăn có hình dạng cố định còn nấm men thì không.

Câu 11: Nấm men thường sống ở

  • A. Trái cây.
  • B. Dạ dày.
  • C. Da của động vật.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Tại sao trong khi làm bánh mì, người làm bánh phải ủ men?

  • A. Để làm nấm men sinh trường và phát triển
  • B. Để làm nấm men thích nghi với môi trường bên trong bánh
  • C. Để làm nấm men tiếp xúc với không khí
  • D. Để làm nấm men có đủ hơi nước.

Câu 13: Nấm cần phải quan sát bằng kính hiển vi là

  • A. Nấm mốc, nấm men.
  • B. Nấm hương, nấm rơm.
  • C. Nấm tai mèo, nấm kim châm.
  • D. Nấm linh chi đỏ, nấm men.

Câu 14: Nấm hương có hình dạng gì?

  • A. Tròn
  • B. Dẹt
  • C. Vuông
  • D. Tam giác

Câu 15: Màu sắc của nấm hương là gì?

  • A. Nâu
  • B. Vàng
  • C. Đỏ
  • D. Đen

Câu 16: Đâu là thực phẩm có ứng dụng nấm men trong sản xuất?

  • A. Bánh bao
  • B. Rượu cần
  • C. Cơm rượu
  • D. Cả A, B, C

Câu 17: Vì sao trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc?

  • A. Do trái cây đã có sẵn mầm nấm mốc
  • B. Do người dùng không rửa sạch các loại trái cây
  • C. Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng
  • D. Do người dùng không đậy kín các loại trái cây

Câu 18: Vì sao sau mưa một thời gian, trong vườn thường mọc lên nhiều nấm?

  • A. Vì khi mưa không khí mát mẻ
  • B. Vì sau khi mưa, môi trưởng ẩm ướt
  • C. Vì nước mưa có nhiều chất dinh dưỡng

Câu 19: Trong quá trình sản xuất rượu người ta sử dụng

  • A. Nấm men.
  • B. Nấm mốc.
  • C. Nấm độc.
  • D. Nấm hương.

Câu 20: Nấm mốc gây hậu quả gì cho thực phẩm?

  • A. Làm cho thực phẩm bảo quản được lâu hơn
  • B. Làm cho thực phẩm bị mốc và hỏng
  • C. Làm cho thực phẩm tươi hơn bình thường
  • D. Làm cho thực phẩm có vị ngọt hơn bình thường

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác