Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 4 Chân trời giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 giữa học kì 2 đề số 1 sách Chân trời. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Người ta dựa vào đâu để phân loại thức ăn thành các nhóm?

  • A. Chất dinh dưỡng
  • B. Màu sắc
  • C. Mùi vị
  • D. Cách chế biến

Câu 2: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người ?

  • A. nấm sò 
  • B. nấm than 
  • C. nấm men
  • D. nấm von

Câu 3: Chúng ta nên ăn thức ăn như thế nào?

  • A. Ăn phối hợp các loại
  • B. Ăn nhiều thức ăn chứa chất béo
  • C. Chỉ ăn đạm và bột đường
  • D. Chỉ ăn chất xơ và vitamin nhóm B

Câu 4:  Thực phẩm nào giàu chất đạm?

  • A. Ngô
  • B. Thịt mỡ
  • C. Cơm
  • D. Pho mát

Câu 5: Nếu nhìn thấy nấm mọc nhiều trong rừng em sẽ

  • A. Hái về ăn.
  • B. Không nên hái về ăn để tránh ngộ độc.
  • C. Nhổ bỏ những cây nấm đi.
  • D. Mang nấm về nhà trồng.

Câu 6: Thức ăn nào có nhiều năng lượng nhất?

  • A. Cá chép chưng tương
  • B. Bò cuốn mỡ chài
  • C. Cá chim chiên
  • D. Bò bía

Câu 7: Nấm thường sinh sôi nhanh ở trong điều kiện nào?

  • A. Cực nóng, khô 
  • B. Lạnh, khô
  • C. Cực lạnh, ẩm
  • D. Nồm, Ẩm

Câu 8: Cơm là thực phẩm thuộc nhóm? 

  • A. Chất đạm
  • B. Chất khoáng
  • C. Chất béo
  • D. Chất bột đường

Câu 9: Nấm mốc có thể sống ở

  • A. Đất ẩm.
  • B. Rơm rạ mục.
  • C. Thức ăn.
  • D. Gỗ mục.

Câu 10: Nấm cần những điều kiện gì để phát triển?

  • A. Độ ẩm, ánh sáng,
  • B. Các chất hữu cơ có sẵn để làm thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp
  • C. Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao
  • D. Các chất hữu cơ, ánh sáng, pH

Câu 11: Dựa vào thông tin thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2016, hãy cho biết năng lượng có trong 100 gam cá chép? 

  • A. 165 kcal
  • B. 165 cal
  • C. 166 cal
  • D. 166 kcal

Câu 12: Bảo quản thực phẩm khô là?

  • A. Nhúng thực phẩm vào chảo dầu nóng
  • B. Cho thực phẩm vào tủ lạnh
  • C. Cho thực phẩm lên ngăn đá của tủ lạnh
  • D. Làm cho thực phẩm mất nước bằng cách phơi khô hoặc sấy

Câu 13:  Thực phẩm nhiễm hóa chất là?

  • A. Thực phẩm sạch
  • B. Thực phẩm ăn được
  • C. Thực phẩm bẩn
  • D. Thực phẩm cần chế biến tiếp

Câu 14: Sự khác nhau giữa nấm men và nấm ăn là

  • A. Nấm ăn có kích cỡ nhất định còn nấm men thì không.
  • B. Nấm ăn có màu sắc nhất định còn nấm men thì không.
  • C. Hầu hết nấm ăn đều có thể quan sát bằng mắt thường còn nấm men phải quan sát bằng kính hiển vi.
  • D. Nấm ăn có hình dạng cố định còn nấm men thì không.

Câu 15: Bánh mì để bên ngoài sau một thời gian sẽ có?

  • A. Mốc trắng, mốc đen
  • B. Nấm rơm
  • C. Nấm đuôi gà
  • D. Nấm hương

Câu 16: Trên cơ thể con người, bộ phận nào có chứa nhiều can xi và cứng nhất?

  1. A. Xương
  2. B. Mắt
  3. C. Răng
  4. D. Lưỡi

Câu 17: Thịt nạc thuộc nhóm thực phẩm nào?

  • A. Chứa nhiều chất khoáng
  • B. Chứa nhiều chất đạm
  • C. Chứa nhiều chất bột đường
  • D. Chứa nhiều chất béo

Câu 18: Thực phẩm sạch là gì?

  • A. Là thực phẩm được chế biến, bảo quản theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế
  • B. Là thực phẩm được chế biến ngoài lề đường
  • C. Là thực phẩm được bảo quản trong túi nilon
  • D. Là thực phẩm được chế biến theo cách của mỗi người

Câu 19: Nấm mốc gây hậu quả gì cho thực phẩm?

  • A. Làm cho thực phẩm bảo quản được lâu hơn
  • B. Làm cho thực phẩm bị mốc và hỏng
  • C. Làm cho thực phẩm tươi hơn bình thường
  • D. Làm cho thực phẩm có vị ngọt hơn bình thường

Câu 20: Lượng nước trong cơ thể chiếm khoảng bao nhiêu trong lượng cơ thể?

  • A. Hai phần ba
  • B. Ba phần ba
  • C. Hai phần hai
  • D. Bốn phần ba
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác