Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống

Giải siêu nhanh bài 20 Nấm ăn và nấm men trong đời sống sách Khoa học 4 Chân trời sáng tạo. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Câu 1: Em đã từng ăn những món ăn nào có nấm? Hãy chia sẻ với bạn về những món ăn đó.

Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống

Trả lời:

Một số món ăn có nấm mà em đã từng ăn là: súp nấm, lẩu nấm, thịt gà nấu mộc nhĩ, thịt xào nấm,…

1. Một số đặc điểm của nấm được dùng làm thức ăn

Câu 1: Kể tên một số nấm được dùng làm thức ăn và chia sẻ về hình dạng, màu sắc của chúng trong các hình dưới đây.

Hãy kể tên một số nấm có ở địa phương em.

Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sốngGiải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống

Trả lời:

Từ các hình trên, em nhận thấy đặc điểm của các nấm được dùng làm thức ăn là: 

Hình

Loại nấm

Hình dạng

Màu sắc

2

Nấm hương

Thân nấm cao, hơi cứng

Màu nâu sẫm

3

Nấm mỡ

Thân tròn, ngắn

Màu nâu nhạt

4

Nấm chân dài

Chân nấm dài từ 3 đến 10 cm, thân nấm hình que.

Màu nâu xám

5

Nấm hoàng đế

Mũ nấm hình bán cầu, dẹt, trơn, thân nấm dày, phình to ở gốc.

Màu trắng

6

Nấm đùi gà

Thân trắng dày, to, mũ nấm tròn

Màu trắng

7

Nấm sò

Hình vỏ sò hoặc hình quạt, mũ nấm khá rộng. 

Màu trắng

Ở địa phương em có một số nấm như sau: nấm rơm, mộc nhĩ, nấm đùi gà, nấm hương, ...

Câu 2: Em tập làm đầu bếp:

Kể tên các nấm ăn và hoàn thành bảng theo gợi ý.

Tên nấm

Hình dạng

Màu sắc

Món ăn có thể chế biến

Nấm hương

Tròn

Nâu

Xào, gà om nấm, …

?

?

?

?

?

?

?

?

Trả lời:

Em có thể hoàn thành bảng như sau: 

Tên nấm

Hình dạng

Màu sắc

Món ăn có thể chế biến

Nấm hương

Tròn

Nâu

Xào, gà om nấm, …

Nấm kim châm

Dài, cao, nhỏ

Trắng

Lẩu nấm, thịt nướng cuộn nấm kim châm, ...

Nấm mộc nhĩ

Mỏng, dẹt

Tím thẫm

Gà xáo mộc nhĩ, men cuốn mộc nhĩ, ...

Nấm đùi gà

To, bụ bẫm

Trắng

Súp nấm, nấm đùi gà xào thịt heo, nấm đùi gà nướng,…

2. Ích lợi của nấm men trong chế biến thực phẩm

Câu 1: Kể tên một số sản phẩm sử dụng nấm men khi chế biến thực phẩm trong các hình dưới đây.

Nấm nem có những lợi ích gì?

Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống

Trả lời:

Theo em, một số sản phẩm sử dụng nấm nem khi chế biến là: bánh mì, bánh ngọt, rượu vang, nước xốt, xúc xích, phômai,...

Lợi ích của nấm men là: 

  • Giúp lên men các thực phẩm, đồ uống

  • Cung cấp nhiều chất đạm, vitamin B và các chất khoáng 

  • Chiết xuất nấm men có thể giúp kháng viêm ngừa mụn cho da

Câu 2: Hãy ghép tên những thực phẩm có ứng dụng nấm men trong sản xuất với mỗi hình cho phù hợp.

Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống

Chia sẻ với bạn một số thực phẩm được làm từ nấm men mà gia đình em sử dụng trong đời sống hằng ngày.

Trả lời:

Em có thể ghép tên như sau: 

  • Hình 10: rượu cần 

  • Hình 11: bánh bao 

  • Hình 12: cơm rượu

Một số thực phẩm được làm từ nấm men mà gia đình em sử dụng trong đời sống hằng ngày là: bánh bao, bánh mì, kim chi muối, bia, ...

Câu 3: Em tập làm khoa học: "Tìm hiểu tác dụng của nấm men với bột mì”

Chuẩn bị:

200 g bột mì, 100 ml nước.

15 g (một thìa canh) nấm men.

Hai bát to và hai đĩa.

Thực hiện:

Chia đều 200 g bột mì vào hai bát to.

Bát đối chứng: Trộn đều 100 ng bột mì với 50 ml nước.

Bát thí nghiệm: Trộn đều 100 ng bột mì, 50 ml nước, một thìa canh nám men.

Nhào trộn kĩ bột mì, vo tròn khối bột và ủ ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ. (Lưu ý: Cần thực hiện theo đúng thứ tự: bát đối chứng trước, bát thí nghiệm sau).

Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống

Thảo luận:

Quan sát, so sánh kích thước của khối bột mì có trộn nấm men và khối bột mì không trộn nấm men.

Giải thích hiện tượng mà em quan sát được.

Trả lời:

Sau khi thực hiện xong thí nghiệm, em nhận thấy kích thước của khối bột mì có trộn nấm men nở ra to hơn khối bột mì không trộn nấm men.

Theo em, hiện tượng xảy ra là là do men đã được ủ từ đó lên men khiến bột nên trở nên phồng xốp và nở to ra.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác