Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 1 Một số tính chất và vai trò của nước
Giải siêu nhanh bài 1 Một số tính chất và vai trò của nước sách Khoa học 4 Chân trời sáng tạo. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Câu 1: Gia đình em sử dụng nước trong đời sống hằng ngày như thế nào?
Trả lời:
Trong đời sống hằng ngày, gia đình em sử dụng nước như sau: giặt đồ; làm nước uống; lau dọn nhà cửa; nuôi cá; nấu ăn; rửa bát; rửa rau,…
1. Một số tính chất của nước
Câu 1: Quan sát hình và trả lời các câu hỏi để hoàn thành bảng ở cuối trang.
- Em nhìn thấy rõ trái cây trong cốc nước (hình 1a) hay cốc sữa (hình 1b)? Vì sao?
- Có một cốc chứa nước đun sôi để nguội, một cốc chứa sữa và một cốc chứa giấm. Làm thế nào em nhận biết được cốc chứa nước, cốc chứa sữa và cốc chứa giấm?
- Khi lần lượt rót cùng một lượng nước (hoặc sữa, hoặc giấm) vào mỗi vật dụng ở hình 2a, 2b và 2, em nhận thấy nước, sữa và giấm có hình dạng như thế nào? Em rút ra kết luận gì về hình dạng của nước, sữa và giấm?
Chất | Màu | Mùi | Vị | Hình dạng nhất định |
Nước | không | ? | ? | ? |
Sữa | ? | ? | ? | ? |
Giám | ? | ? | ? | ? |
Trả lời:
- Trong hai hình trên, em nhìn thấy rõ trái cây trong cốc nước (hình 1a) vì nước trong suốt, không có màu nên em có thể thấy trái cây phía trong một cách rõ ràng.
- Em nhận biết được cốc chứa nước, cốc chứa sữa và cốc chứa giấm bằng cách: cốc nước nào màu trắng đục thì đó là cốc sữa, sau đó, em nếm thử vị của 2 cốc còn lại, cốc nào không có vị thì là nước đun sôi để nguội còn cốc nào có vị chua thì là giấm.
- Trong ba hình trên, em thấy cả nước, giấm và sữa đều có hình dạng của bình chứa. Bởi vậy có thể nói, sữa, nước, giấm không có hình dạng nhất định.
Em có thể điền bảng như sau:
Chất | Màu | Mùi | Vị | Hình dạng nhất định |
Nước | không | Không | không | Không |
Sữa | Trắng | Thơm | Ngọt | Không |
Giám | không | Chua gắt | Chua | không |
Câu 2: a. Thí nghiệm: "Nước hòa tan được một số chất”
- Chuẩn bị: Một thìa cát sạch, một thìa đường, một thìa muối, ba cốc trong suốt đựng nước.
- Thực hiện: Cho cát sạch vào cốc thứ nhất, đường vào cốc thứ hai, muối vào cốc thứ 3
- Thảo luận:
Quan sát và nhận xét cát, đường, muối trong mỗi cốc. Khuấy đều nước trong mỗi cốc sau khi khuấy nước.
Kết luận về tính của tan của nước.
Trả lời:
- Sau khi thực hiện thí nghiệm, em nhận thấy cát sạch ở cốc thứ nhất không bị hòa tan vào nước, trong khi đường và muối ở cốc thứ hai, cốc thứ ba bị hòa tan.
=> Em có thể kết luận như sau: nước có thể hòa tan được đường, muối nhưng không thể hòa tan được cát.
Câu 2: b. Quan sát các hình và trả lời câu hỏi:
Trong hình 3, nước chảy ra từ ống thoát nước và trên mặt đất như thế nào?
Trong hình 4, nước thấm qua khăn vải hay mặt bàn?
Trả lời:
- Trong hình 3, em nhận thấy nước chảy từ ống thoát nước đến mặt đất từ cao xuống thấp và chảy lan ra khắp mọi phía.
- Trong hình 4, nước thấm qua khăn vải.
Câu 3: Em rút ra kết luận chung gì về những tính chất của nước?
Trả lời:
Em có thể rút ra kết luận chung về những tính chất của nước như sau:
Tính chất 1: Nước ở dạng lỏng không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định và hoà tan được muối, đường,...
Tính chất 2: Nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra khắp mọi phía.
Tính chất 3: Nước có thể thấm qua vải, giấy,... nhưng không thấm qua được ni lông, sắt,...
Câu hỏi: Đố em:
Khi trời mưa, ta cần mặc loại trang phục gì để tránh mưa? Vì sao?
Vì sao mái nhà được làm dốc như hình 5?
Trả lời:
Theo em, khi trời mưa, ta cần mặc áo mưa, áo nilong, đeo ủng vì loại trang phục đó làm bằng chất liệu không thấm nước, có thể giúp ta tránh không bị ướt.
Mái nhà được làm dốc như hình 5 để khi trời mưa nước mưa không đọng ở trên mái nhà mà chảy xuống phía dưới, nếu không làm dốc, mái nhà sẽ chứa nhiều nước và lâu dần sẽ bị hỏng.
2. Vai trò của nước
Câu 1: Nước có vai trò gì đối với sinh hoạt hằng ngày của con người?
- Nước có vai trò gì đối với sinh hoạt hằng ngày của con người?
- Hãy liệt kê những hoạt động có sử dụng nước trong gia đình em ...
- Nước cần thiết như thế nào đối với đời sống thực vật và động vật?
- Nước cần thiết như thế nào trong hoạt động sản xuất và dịch vụ?
Trả lời:
- Đối với sinh hoạt hằng ngày của con người, nước có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu thiếu nước, vạn vật sẽ khó có thể tồn tại.
- Trong gia đình em, nước được sử dụng trong các việc như: giặt giũ; uống; nấu ăn; tưới cây; …
- Theo em, thực vật cần tưới nước đủ để tươi tốt hơn, động vật cần uống nước hằng ngày để sống.
- Trong khi đó, nước dùng để tưới tiêu trong hoạt động sản xuất, dùng để di chuyển và phát triển du lịch.
Câu 2: Ở địa phương em, nước được sử dụng trong những hoạt động sản xuất và dịch vụ nào?
Trả lời:
Ở địa phương em, nước được sử dụng trong những hoạt động sản xuất và dịch vụ là:
Dùng làm đài phun nước trang trí công viên, thu hút khách du lịch.
Tưới rau, tưới hoa, làm ruộng, ...
Xây dựng đập thủy điện.
Câu hỏi: Đố em:
Ở một số tỉnh vùng Tây Bắc của Việt Nam, bánh xe nước được dùng để dẫn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp (hình 11). Theo em, bánh xe quay được nhờ sử dụng tính chất nào của nước?
Trả lời:
Theo em, bánh xe quay được nhờ sử dụng tính chất chảy từ cao xuống thấp của nước.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận