Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 5 Gió, bão

Giải siêu nhanh bài 5 Gió, bão sách Khoa học 4 Chân trời sáng tạo. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Câu 1: Vì sao lá của các cây dừa ở hình 1 bị thổi về cùng một hướng?

Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 5 Gió, bão

Trả lời:

Trong hình 1, các cây dừa bị thổi về cùng một phía do chúng bị gió thổi từ một hướng.

1. Nguyên nhân gây ra gió

Câu 1: Dùng quạt giấy để quạt cho bạn và sau đó bạn quạt cho em. Ban đầu quạt nhẹ sau đó nhanh dần. Quan sát tóc, áo và trả lời các câu hỏi sau:

Em cảm nhận được điều gì? Em có thấy áo, tóc của em lay động không?

Cái gì đã làm cho tóc và áo lay động?

Khi được quạt mạnh và nhanh hơn, em thấy tóc và áo lay động như thế nào? Giải thích.

Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 5 Gió, bão

Trả lời:

Sau khi được bạn quạt cho, em cảm thấy có gió thổi rất mát. Đồng thời em nhận thấy tóc và áo của em có lay động.

Tóc và áo lay động bởi có gió được tạo ra từ việc dùng quạt giấy để quạt.

Khi được quạt mạnh và nhanh hơn em thấy tóc và áo lay động nhiều và mạnh hơn. Lý do là do không khí chuyển động nhanh gây ra gió mạnh.

Câu 2: Thí nghiệm: "Làm chong chóng quay với cây nến"

Chuẩn bị:

Ba cây nến (có đế lót), một chong chóng giấy, bật lửa.

Thực hiện:

Đốt nến. Để mặt trước của chong chóng giấy hướng về phía các ngọn nến.

Thảo luận:

Quan sát và mô tả hiện tượng.

Không khí ở xung quanh ngọn nến đang cháy nóng hay lạnh?

Không khí ở xung quanh chong chóng như thế nào?

Vì sao chong chóng tự quay được khi đốt nến?

Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 5 Gió, bão

Trả lời:

Em thấy hiện tượng chong chóng quay.

Theo em, không khí xung quanh ngọn nến đang cháy đang nóng và không khí xung quanh chong chóng cũng nóng dần lên.

Chong chóng tự quay được khi đốt nến do không khí nóng nhẹ và bốc lên cao, nhẹ hơn bốc lên cao tạo thành gió.

Câu 3: Giải thích vì sao ban ngày thường có gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thường thổi ra biển.

Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 5 Gió, bão

Trả lời:

Hiện tượng gió từ biển thổi vào đất liền vào ban ngày và từ đất liền thổi ra biển vào ban đêm là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất liền và biển.

  1. Ban ngày: Mặt trời chiếu sáng khiến đất liền nóng hơn biển. Do đó, không khí trên đất liền nóng lên, giãn ra và bắt đầu leo lên. Điều này tạo ra một không gian hút không khí lạnh hơn từ biển vào, tạo ra dòng gió từ biển thổi vào đất liền.

  2. Ban đêm: Mặt trời không chiếu sáng, đất liền hạ nhiệt nhanh hơn và trở nên lạnh hơn so với biển. Không khí trên đất liền lạnh lại, co lại và trượt xuống, tạo ra không gian cho không khí ấm hơn từ biển thổi vào. Điều này tạo ra dòng gió từ đất liền thổi ra biển.

Câu 4: Cùng sáng tạo: "Làm mũi tên chỉ hướng gió"

Chuẩn bị:

Tờ bìa mỏng, tờ bìa cứng, ống hút giấy, bút chì, cốc giấy, đĩa (hoặc vật bất kì có thể làm đế cố định), đinh ghim, băng dính.

Thực hiện:

Cắt tờ bìa mỏng thành hình vuông, ghi “Đ (Đông), “T” (Tây), “N” (Nam), “B” (Bắc) ở bốn góc.

Cắt tờ bìa cứng thành hai hình tam giác cân to và nhỏ. Sau đó, dán hai hình tam giác cân vào hai đầu ống hút để tạo mũi tên.

Xuyên bút chì qua chính giữa tờ bìa hình vuông và đáy của chiếc cốc giấy. Lắp mô hình như hình vẽ gợi ý.

Đưa chong chóng ra ngoài. Xác định hướng đông và quay góc có chữ “Đ" về hướng đông.

Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 5 Gió, bão

Trả lời:

Từ các bước hướng dẫn trên, em có thể tự làm được thành công “mũi tên chỉ gió”.

2.Các mức độ mạnh của gió

Câu 1: Mô tả, so sánh độ mạnh của gió và chia sẻ với bạn về những biểu hiện của các mức độ gió trong mỗi hình sau.

Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 5 Gió, bão

Trả lời:

Từ các hình trên, em có thể so sánh như sau: hình 7 < hình 8 < hình 9 < hình 10. Trong đó: 

  • Hình 7: gió nhẹ

  • Hình 8: gió vừa

  • Hình 9: gió mạnh

  • Hinhg 10: bão

Câu 2: Gió ở hình nào dưới đây mạnh hơn và được gọi là bão? Vì sao?

Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 5 Gió, bão

Trả lời:

Trong hai hình 11 và hình 12, gió ở hình 12 mạnh hơn và được gọi là bão vì gió ở đây thổi rất mạnh kèm theo mưa lớn, sấm sét và giông tố, khiến cho nhà cửa hư hỏng, cây cối bật gốc.

3.Một số hoạt động phòng tránh bão

Câu 1: Quan sát các hình dưới đây và chia sẻ với bạn về những việc cần làm để phòng tránh bão.

Điều gì sẽ xảy ra nếu không làm các việc này? Giải thích.

Hãy kể các biện pháp phòng chống bão khác mà em biết có ở địa phương.

Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 5 Gió, bão

Trả lời:

Từ các hình minh họa trên, em nhận thấy để phòng tránh bão cần: bảo vệ, gia cố nhà cửa, tài sản; đắp đê ngăn lũ; chặt cây; cho neo đậu tàu thuyền an toàn,…

Theo em, nếu không chuẩn bị sớm những việc này thì khi bão đến bất chợt, chúng ta sẽ không kịp chuẩn bị gia cố nhà cửa và tài sản, điều này sẽ gây ra nhiều thiệt hại lớn về cả người và tài sản.

Các biện pháp phòng chống bão khác mà em biết có ở địa phương là: 

  1. Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão.

  2. Xác định ví trí an toàn để trú ẩn.

  3. Chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông đề phòng nước dâng.

  4. Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày.

  5. Chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp - lâm - thủy trước khi bão.

Câu 2: Khi nhận tin báo sắp có bão xảy ra ở địa phương, em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bão?

Sưu tầm và trưng bày tranh ảnh về một số hoạt động phòng tránh bão mà địa phương nơi em sống thường áp dụng.

Trả lời:

Khi nhận tin báo sắp có bão xảy ra ở địa phương, em và gia đình cần tìm cách bảo vệ nhà cửa, tài sản, cây trồng và vật nuôi; ngắt nguồn điện, trú ẩn ở nơi an toàn; không ra khơi, …

Em có thể sưu tầm một số tranh sau để phòng tránh bão: 

Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 5 Gió, bão


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác