Giải siêu nhanh Khoa học 4 Chân trời bài 2 Sự chuyển thể của nước
Giải siêu nhanh bài 2 Sự chuyển thể của nước sách Khoa học 4 Chân trời sáng tạo. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Câu hỏi: Em thấy nước ở đâu trong hình 1?
Trả lời:
Trong hình 1, em nhận thấy nước được đựng ở trong cốc.
1. Các thể của nước
Câu 1: Xác định các thể rắn, thể lỏng, thể khí (hơi) của nước trong mỗi hình dưới đây.
Trả lời:
Trong ba hình trên, em nhận thấy hình: hình 2a nước ở thể rắn, hình 2b nước ở thể khí, hình 2c nước ở thể rắn.
2. Sự chuyển thể của nước
Câu 1: Trong các hình 3a và 3b, 4a và 4b, nước đã chuyển từ thể nào sang thể nào?
Trả lời:
Theo em, nước trong hình 3a và 3b: chuyển từ thể lỏng sang thể rắn, còn nước trong hình 4a và 4b: chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
Câu 2: Đề xuất và thực hiện thí nghiệm về sự chuyển thể trên của nước.
Vẽ lại sơ đồ các sự chuyển thể ở các hình 3a, 3b và 4a, 4b theo gợi ý.
Trả lời:
Em thực hiện thí nghiệm như sau: cho nước từ thể lỏng bỏ vào ngăn đá để chuyển sang thể rắn.
Sơ đồ như sau:
Nước (thể lỏng) -> Đông đặc -> Nước đá (thể rắn)
Nước (thể lỏng) <- Nóng chảy <- Nước đá (thể rắn)
Câu 3: Sự chuyển thể nào của nước làm xuất hiện hơi nước phía trên nồi?
Sự chuyển thể nào làm xuất hiện nước ở dưới nắp nồi?
Vẽ lại sơ đồ các sự chuyển thể ở hình 5 theo gợi ý.
Trả lời:
Sự chuyển thể của nước làm xuất hiện hơi nước phía trên nồi là: Bay hơi.
Sự chuyển thể làm xuất hiện nước ở dưới nắp nồi là: Ngưng tụ.
Từ các gợi ý, em có thể vẽ lại sơ đồ các sự chuyển thể ở hình 5 như sau:
+ Nước (thể lỏng) -> Bay hơi -> Hơi nước (thể khí)
+ Nước (thể lỏng) <- Ngưng tụ <- Hơi nước (thể khí)
Câu 4: Trò chơi "Ghép chữ vào hình"
Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước.
Trả lời:
Sơ đồ sự chuyển thể của nước như sau:
Câu 5: Hãy kể một số ứng dụng về sự chuyển thể của nước trong đời sống hằng ngày ở gia đình em.
Trả lời:
Một số ứng dụng về sự chuyển thể của nước trong đời sống hằng ngày ở gia đình em như sau: đun sôi nước, phơi khô quần áo, làm đá lạnh, xông hơi, làm nước cất.
3. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Câu 1: Quan sát hình 7 và cho biết:
Sự chuyển thể nào làm cho nước ở mặt đất, biển, sông, hồ,... trở thành hơi nước?
Hơi nước trở thành hạt nước nhỏ trong mây do sự chuyển thể nào? Nước mưa sẽ rơi xuống đâu?
Nước ở những nơi này sẽ chuyển thể như thế nào để tạo thành vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
Trả lời:
Sự chuyển thể nào làm cho nước ở mặt đất, biển, sông, hồ,... trở thành hơi nước là: Bay hơi.
Hơi nước trở thành hạt nước nhỏ trong mây do sự chuyển thể là: Ngưng tụ.
Nước mưa sẽ rơi xuống mặt đất, biển, sông, hồ, ...
Nước ở mặt đất, biển, sông, hồ,.. sẽ tiếp tục bay hơi để tạo thành vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và chia sẻ với bạn.
Trả lời:
Em có thể vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên như sau:
Nước ở mặt biển, sông, hồ, ... bay hơi lên cao -> Gặp hơi lạnh ngưng tụ lại thành những hạt nước nhỏ và tạo thành mây -> Gió thổi mây hợp thành các hạt nước lớn hơn, nặng hơn và rơi xuống thành mưa-> Nước mưa rơi xuống cung cấp nước cho mặt đất, biển, sông, hồ, ...
Câu 3: "Tìm hiểu về sự chuyển thể của nước"
Chuẩn bị: Một bát to; một cốc nhỏ, thấp, khô ráo; tấm kính trong nước nóng; một số viên nước đá.
Thực hiện:
Rót nước nóng vào khoảng 2/3 bát (hình 8a). Đặt cốc vào giữa bát.
Đậy bát bằng tấm kính trong (hình 8b).
Đặt nhẹ một số viên nước đá lên tấm kính (hình 8c). Sau khoảng 3 phút, quan sát tấm kính và cốc (hình 8d và hình 8e).
Thảo luận:
Em thấy gì trên mặt kính và bên trong cốc?
Vì sao có các giọt nước nhỏ phía dưới tấm kính và có một ít nước trong cốc?
So sánh các hiện tượng trong thí nghiệm trên với vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Trả lời:
Em thấy nước bốc hơi và tạo thành các giọt nước li ti trên mặt kính và nước giọt xuống phía trong cốc.
Có các giọt nước nhỏ phía dưới tấm kính và có một ít nước trong cốc bởi nước nóng nên bốc hơi bay lên nhưng gặp lạnh nên ngưng tụ lại đọc trên mặt kính và hợp lại nặng tạo thành giọt nước rơi xuống trong cốc.
Em nhận thấy hiện tượng trong thí nghiệm trên giống với vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận