Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời Ôn tập chương 6: Đại cương về kim loại

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 6: Đại cương về kim loại có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là 

  • A. Sr, K. 
  • B. Na, Ba. 
  • C. Be, Al. 
  • D. Ca, Ba. 

Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1. Vậy số hiệu nguyên tử của X là 

  • A. 14. 
  • B. 15. 
  • C. 13. 
  • D. 27. 

Câu 3: Kim loại Cu không phản ứng được với dung dịch 

  • A. HCl. 
  • B. Fe2(SO4)3
  • C. HNO3 đặc, nguội. 
  • D. AgNO3

Câu 4: Điện tích của các ion kim loại trong liên kết kim loại là:

  • A. Âm
  • B. Dương
  • C. Trung hòa
  • D. Không xác định

Câu 5: Kim loại nào có độ cứng lớn nhất?

  • A. Cu.
  • B. Fe.
  • C. W.
  • D. Cr.

Câu 6: Sự dẫn điện của kim loại chủ yếu do sự di chuyển của:

  • A. Ion dương
  • B. Ion âm
  • C. Electron tự do
  • D. Proton

Câu 7: Phản ứng nào sau đây không xảy ra 

  • A. Al + Ag+
  • B. Fe + Fe3+
  • C. Zn + Pb2+
  • D. Cu + Fe2+.

Câu 8: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

  • A. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl.       
  • B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.
  • C. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.         
  • D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
  • B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
  • C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.
  • D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.

Câu 10: Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch dịch H2SO4 loãng, thu được m gam muối trung hòa và 9,916 lít khí H2 (đkc). Giá trị của m là

  • A. 42,6.       
  • B. 70,8.        
  • C. 50,3.        
  • D. 51,1.

Câu 11: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là

  • A. Cu, Pb, Ag.       
  • B. Cu, Fe, Al.        
  • C. Fe, Mg, Al.        
  • D. Fe, Al, Cr.

Câu 12: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3,Fe, MgO cần dùng 6,1975 lít khí CO (đkc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là :

  • A. 28g.
  • B. 26g.
  • C. 24g.
  • D. 22g.

Câu 13: Để m gam hỗn hợp E gồm Al, Fe và Cu trong không khí một thời gian, thu được 34,4 gam hỗn hợp X gồm các kim loại và oxide của chúng. Cho 7,437 lít khí CO qua X nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 1,7 mol HNO3, thu được dung dịch chỉ chứa 117,46 gam muối và 4,958 lít hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Tỉ khối của T so với H2 là 16,75. Giá trị của m là 

  • A. 27. 
  • B. 31. 
  • C. 32. 
  • D. 28.

Câu 14: Nguyên tắc điều chế kim loại là

  • A. khử ion kim loại thành nguyên tử.  
  • B. oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử. 
  • C. khử nguyên tử kim loại thành ion.  
  • D. oxi hóa nguyên tử kim loại thành ion. 

Câu 15: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

  • A. Fe. 
  • B. Na.
  • C. Cu.          
  • D. Ag.

Câu 16: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

  • A. điện phân dung dịch.            
  • B. điện phân nóng chảy.
  • C. nhiệt luyện.                 
  • D. thủy luyện.

Câu 17: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

  • A. Al và Mg.         
  • B. Na và Fe.          
  • C. Cu và Ag.         
  • D. Mg và Zn.

Câu 18: Quá trình tái chế kim loại thường bao gồm các bước nào?

  • A. Thu gom, phân loại, chế biến và sản xuất
  • B. Khai thác, nấu chảy và tạo hình
  • C. Thu gom, xử lý, tiêu hủy và tái chế
  • D. Tinh chế, nấu chảy và phân phối

Câu 19: Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch (điện cực trơ) là

  • A. 1.  
  • B. 4.  
  • C. 3.  
  • D. 2.

Câu 20: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

  • A. Fe, Cu, Ag.      
  • B. Mg, Zn, Cu.      
  • C. Al, Fe, Cr.        
  • D. Ba, Ag, Au.

Câu 21: Cho các phản ứng sau:

(1) CuO + H2 → Cu + H2O;

(2) 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4;

(3) Fe + CuSO4 →  FeSO4 + Cu;

(4) 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr. 

Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 22: Tiến hành các thí nghiệm sau

(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3;

(2) Cho Fe Vào dung dịch Fe2(SO4)3;

(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4;

(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.

Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là

  • A. (3) và (4).         
  • B. (1) và (2).          
  • C. (2) và (3).          
  • D. (1) và (4).

Câu 23: Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm

  • A, MgO, Fe, Cu   
  • B. Mg, Fe, Cu,
  • C. MgO, Fe3O4, Cu,   
  • D, Mg, FeO, Cu.

Câu 24: Điện phân 1 lit dung dịch có chứa 18,8 gam Cu(NO3)2 và 29,8 gam KCl bằng điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Sau 1 thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 34,3 gam so với ban đầu. Coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình điện phân, nồng độ các chất trong dung dịch sau khi điện phân là

  • A. KCl 0,1M; KNO3 0,2M ; KOH 0,1M,
  • B. KNO3 0,1 M ; KCl 0,2 M
  • C. KCl 0,05M ; KNO3 0,2M ; KOH 0,15M.
  • D. KNO3 0,2M , KOH 0,2M.

Câu 25: Gang là hợp kim của sắt (iron) với carbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,… trong đó hàm lượng carbon chiếm:

  • A. Từ 2% đến 6%. 
  • B. Dưới 2%. 
  • C. Từ 2% đến 5%. 
  • D. Trên 6%.

Câu 26: Tính chất đặc trưng của đuyra là

  • A. nhẹ và bền.       
  • B. độ cứng cao.     
  • C. khó bị gỉ.          
  • D. dẫn điện tốt.

Câu 27: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước) các khối kim loại nào sau đây?

  • A. Ag.         
  • B. Na.         
  • C. Zn.          
  • D. Cu.

Câu 28: Cho các hợp kim: Fe–Cu; Fe–C; Zn–Fe; Mg–Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3

Câu 29: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì

  • A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.        
  • B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.
  • C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá.         
  • D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.

Câu 30: Khi cho 7,7 g hợp kim gồm natri và kali vào nước thấy thoát ra 3,7185 lít H2 (đkc). Thành phần phần trăm khối lượng của các kim loại trong hợp kim là

  • A. 25,32% K và 74,68% Na.
  • B. 26,33% K và 73,67% Na.
  • C. 27,33% K và 72,67% Na.
  • D. 28,33% K và 71,67% Na.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác