Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 17: Nguyên tố nhóm IA (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 17: Nguyên tố nhóm IA (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
  • B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.
  • C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
  • D. Chỉ có sủi bọt khí.

Câu 2: Có thể dùng  NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí nào?

  • A. NH3, SO2, CO, Cl2
  • B. N2, NO2, CO2, CH4, H2
  • C. NH3, O2, N2, CH4, H2
  • D. N2, Cl2, O2, CO2, H2

Câu 3: Phương pháp điều chế kim loại nhóm IA là:

  • A. Khử oxide kim loại kiềm bằng chất khử CO.
  • B. Điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hydroxide của chúng.
  • C. Điện phân  dung dịch muối halide.
  • D. Cho Al tác dụng với dung dịch muối của kim loại kiềm.

Câu 4: Sodium hydroxide (còn gọi là xút ăn da) có công thức hóa học là

  • A. Na2SO4.
  • B. NaOH.
  • C. NaHCO3.
  • D. Na2CO3.

Câu 5:Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?

  • A. KNO3 và BaCl2.
  • B. NaHCO3 và KOH.
  • C. Na2CO3 và NaHSO4.
  • D. Na2CO3 và CaCl2.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?

  • A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
  • B. Khối lượng riêng nhỏ.
  • C. Độ cứng giảm dần từ Li đến Cs
  • D. Mạng tinh thể của kim loại kiềm là lập phương tâm diện.

Câu 7: Chọn phát biểu đúng:

  • A. Dung dịch Na2CO3 có tính kiềm mạnh.
  • B. Dung dịch Na2CO3 có môi trường trung tính có Na2CO3 là muối trung hòa.
  • C. Dung dịch chứa Na2CO3 có môi trường axit do Na2CO3 là muối của axit yếu.
  • D. Na2CO3 dễ bị phân hủy khi đun nóng.

Câu 8: ìm mệnh đề sai trong những mệnh đề sau:

  • A. Năng lượng để phá vỡ mạng lưới tinh thể của kim loại kiềm tương đối nhỏ.
  • B. Bán kính của các nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn những nguyên tử của các nguyên tố khác cùng một chu kì.
  • C. Năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm lớn nhất so với các nguyên tố cùng chu kì.
  • D. Năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs.

Câu 9:  Để bảo quản kim loại kiềm người ta làm bằng cách nào?

  • A. Để trong lọ kín
  • B. Ngâm trong dầu hỏa
  • C. Ngâm trong nước
  • D. Để trong lọ thủy tinh

Câu 10: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là

  • A. 1s22s22p63s2.
  • B. 1s22s22p6.
  • C. 1s22s22p6 3s1.
  • D. 1s22s2 2p63s23p1.

Câu 11: Cấu hình electron lớp ngoài cũng của nguyên tử kim loại kiềm là

  • A. ns2
  • B. ns2np1
  • C. ns1
  • D. ns2np2

Câu 12: Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là

  • A. NaNO2.
  • B. NaOH.
  • C. Na2O.
  • D. Na.

Câu 13: Phương pháp chung để điều chế kim loại kiềm là

  • A. Thủy luyện
  • B. Điện phân dung dịch
  • C. Nhiệt luyện
  • D. Điện phân nóng chảy.

Câu 14: Nung nóng 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không thay đổi còn lại 69 gam chất rắn. Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là

  • A. 63% và 37%.
  • B. 16% và 84%.
  • C. 42% và 58%.
  • D. 21% và 79%.

Câu 15: Cho dần dần đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2, hiện tượng quan sát được là:

  • A. Có kết tủa trắng keo xuất hiện, kết tủa không tan.
  • B. Không có hiện tượng.
  • C. Có kết tủa trắng keo xuất hiện,sau đó kết tủa tan một phần.
  • D. Có kết tủa trắng keo xuất hiện,sau đó kết tủa tan hết.

Câu 16: Cho các phát biểu sau:

(1) Có thể tìm được kim loại kiềm ở dạng nguyên chất ở những mỏ nằm sâu trong lòng đất.

(2) Trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất.

(3) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại tăng dần.

(4) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ sôi của các kim loại nhìn chung giảm dần.

(5) Kim loại kiềm đều là những kim loại nhẹ hơn nước.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 17: Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,1 mol KCl và 0,2 mol NaCl thì thể tích dung dịch AgNO3 1M cần dùng là

  • A. 400 ml.
  • B. 200 ml.
  • C. 100 ml.
  • D. 300 ml.

Câu 18: Điện phân muối chloride kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,9832 lít khí đkc ở anode và 6,24 gam kim loại ở cathode. Công thức hoá học của muối đem điện phân là

  • A. RbCl.
  • B. NaCl.
  • C. KCl.
  • D. LiCl.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác