Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 12 bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phân biệt ba hỗn hợp chất rắn là X (Fe, Al), Y(Al, $Al_{2}O_{3}$), Z(Fe, $Al_{2}O_{3}$) có thể chỉ dùng một hoá chất duy nhất là

  • A. Dung dịch $HNO_{3}$ đặc nguội.
  • B. Dung dịch NaOH.
  • C. Dung dịch HCl.
  • D. Dung dịch $FeCl_{3}$.

Câu 2: Cho các quặng sau: pirit, thạch cao, mica, apatit, criolit, boxit, dolomit. Số quặng chứa nhôm là:

  • A. 2.    
  • B. 3.   
  • C. 4.    
  • D. 5.

  • A. Dung dịch $AlCl_{3}$ và $Al_{2}(SO_{3})_{3}$ làm quỳ tím hóa hồng
  • B. $Al(OH)_{3}, Al_{2}O_{3}, Al$ đều là các chất lưỡng, tính,
  • C. Nhôm là kim loai nhẹ và có khả năng dẫn điện Iot
  • D. Từ $Al_{2}O_{3}$ có thế điều chế được Al.

• Phần 1 cho vào dung dịch NaOH lấy dư, sau phản ứng thu được 1,344 lít khí (đktc).

• Phần 2 hòa tan hết trong 310 ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 1M (loãng) thu được 3,36 lít khí (đktc).

Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là ?( Giả sử $Fe_{3}O_{4}$ chỉ bị khử về Fe)

  • A. 60%.     
  • B. 66,67%.
  • C. 75%.     
  • D. 80%.

  • A. 3.425 gam.    
  • B. 1,644 gam.
  • C. 1,370 gam,    
  • D. 2,740 gam

X, Y, Z lần lượt có thể là

  • A. $Al(NO_{3})_{3}, NaAlO_{2}, AlCl_{3}$
  • B. $Al(NO_{3})_{3}, Al(OH)_{3}, AlCl_{3}$
  • C. $AlCl_{3}, Al_{2}(SO_{4})_{3}, NaAlO_{2}$
  • D. $AlCl_{3}, NaAlO_{2}, Al_{2}(SO_{4})_{3}$

Câu 7: Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với 180 ml dung dịch $Al_{2}(SO_{4})_{3}$ 1M thu được 15,6 gam kết tủa; khí $H_{2}$ và dung dịch A. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 240 gam dung dịch HCI 18,25% thu được dung dịch B và $H_{2}$. Cô cạn dung dịch B thu được 83,704 gam chất rắn khan. Biết rằng m < 45 gam. Phần trăm khối lượng của kim loại kiềm có nguyên tử khối nhỏ hơn trong X là:

  • A. 48,57%.    
  • B. 37,10%.    
  • C. 16,43%.    
  • D. 28,22%.

Câu 8: Trộn 27,84 gam $Fe_{2}O_{3}$ với 9,45 gam bột Al rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành Fe kim loại), sau một thời gian thu được hỗn hợp B. Cho hỗn hợp B tác dụng vớí dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng dư thu được 9,744 lít khí $H_{2}$ (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là :

  • A. 51,43%,    
  • B. 51,72%.   
  • C. 75,00%.    
  • D. 68,50%.

Câu 9: Một dung dịch chứa a mol $NaAlO_{2}$ tác dụng với dung dịch chứa b moi HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là:

  • A. a = b.    
  • B. 0 < b < a.    
  • C. b > a.    
  • D. a = 2b.

Câu 10: Cho 2 phương trình phản ứng sau:

(1) $2Al + 6HCl \rightarrow  2AlCl_{3} + 3H_{2}$

(2) $2Al + 2NaOH + 2H_{2}O \rightarrow  2NaAlO_{2} + 3H_{2}$

Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng?

  • A. Nhôm khử được ion $H^{+}$ của axit trong dung dịch axit.
  • B. Nhôm phản ứng được với dung dịch kiềm.
  • C. Nhôm phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm nên nhôm là chất lưỡng tính.
  • D. Nhôm là kim loại có tính khử mạnh. Trong cả 2 phản ứng này, Al đều bị oxi hóa thành ion dương.

  • A. $AlCl_{3}$ và $Na_{2}CO_{3}$
  • B. $HNO_{3}$ và $NaHCO_{3}$
  • C. $NaAlO_{2}$ và $KOH$
  • D. $NaCl$ và $AgNO_{3}$

Câu 12: Nung hỗn hợp bột gồm Al và $Fe_{2}O_{3}$ trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp X gồm $Fe, FeO, Fe_{2}O_{3}, Fe_{3}O_{4}$ và Al. Hòa tan hết X trong bằng dung dịch $HNO_{3}$ dư thu được 1,344 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu là:

  • A. 0,54 gam     
  • B. 0,27 gam
  • C. 1,62 gam     
  • D. 0,81 gam

Câu 13: Cho các tính chất vật lí sau:

1. Màu trắng bạc 

2. Mềm

3. Dễ kéo sợi và dát mỏng

4. Kim loại nhẹ

5. Nhiệt độ nóng chảy thấp $660^{\circ}C$

6. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt

Số tính chất đúng với nhôm là:

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 3
  • D. 4

Câu 14: Cho 20 gam hỗn hợp kim loại M và Al vào dung dịch $H_{2}SO_{4}$ và HCl (số mol HCl gấp 3 lần số mol $H_{2}SO_{4}$) thì thu được 11,2 lít $H_{2}$ (đktc) và vẫn còn dư 3,4 gam kim loại. Lọc lấy phần dung dịch rồi đem cô cạn thu được m gam muối khan. Tính m?

  • A. 75,1 gam
  • B. 57,1 gam
  • C. 71,5 gam
  • D. 51,7 gam

Câu 15: Cho m gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng vừa đủ với 0,15 mol $O_{2}$ và 0,15 mol $Cl_{2}$. Nếu cho m gam hỗn hợp kim loại trên vào dung dịch $HNO_{3}$ dư thì thu được V lít khí NO (đktc). Giá trị của V là:

  • A. 7,466 lít
  • B. 4,48 lít
  • C. 3,36 lít
  • D. 6,72 lít

Câu 16: Hỗn hợp A gồm Na và Al, có tỉ lệ mol tương ứng 1: 2

Thí nghiệm 1: Cho A vào nước dư sinh ra $V_{1}$ lít khí

Thí nghiệm 2: Cho A vào dung dịch NaOH dư sinh ra $V_{2}$ lít khí 

Các thể tích được đo ở cùng điều kiện. Tìm mối quan hệ giữa $V_{1}$ và $V_{2}$

  • A. $V_{1}=V_{2}$
  • B. $V_{1}=1,75 V_{2}$
  • C. $V_{1}=2 V_{2}$
  • D. $V_{1}=1,5 V_{2}$

Câu 17: Hỗn hợp nào sau đây tan hoàn toàn trong nước?

  • A. 2,4 gam Mg và 2,3 gam Na
  • B. 2,7gam Al và 2,3 gam Na
  • C. 3 gam Al và 2,3 gam Na
  • D. 2,7 gam Al và 2,4 gam Mg

Câu 18: So sánh

I. Thể tích khí $H_{2}$ thoát ra khi cho Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH 

II. Thể tích khí $H_{2}$ duy nhất thu được khi Cho cùng lượng Al trên tác dụng với dung dịch $HNO_{3}$ loãng, dư

  • A. I gấp 2,5 lần II
  • B. II gấp 5 lần I
  • C. I gấp 5 lần II
  • D. I bằng II

Câu 19: Tìm câu đúng trong các câu sau:

  • A. Nhôm là kim loại lưỡng tính.

  • B. $Al(OH)_{3}$ là một bazo lưỡng tính.

  • C. $Al(OH)_{3}$ là một hidroxit lưỡng tính.
  • D. $Al_{2}O_{3}$ là oxit trung tính. 

Câu 20: Kim loại nhôm bị oxi hóa trong dung dịch kiềm (dung dịch NaOH). Trong qúa trình đó chất oxi hóa là

  • A. $Al$
  • B. $H_{2}O$
  • C. $NaOH$
  • D. $H_{2}O$ và $NaOH$ 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác