Trắc nghiệm Hình học 7 Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dựa vào bất đẳng thức tam giác. Hãy cho biết bộ ba nào trong các bộ ba đoạn thẳng có độ dài cho sau đây không thể là ba cạnh của một tam giác
- A.4cm,5cm,8cm
B.3cm,6cm,12cm
- C.5cm,6cm,10cm
- D.11cm,15cm,21cm
Câu 2: Cho tam giác ABC với hai cjanh BC=1cm,AC=9cm. Tìm độ dài cạnh AB, biết rằng độ dài này là một số nguyên. $\Delta ABC là tam giác gì
A.AB=9cm; $\Delta ABC$ cân
- B.AB=7cm; $\Delta ABC$ cân
- C.AB=6cm; $\Delta ABC$ vuông
- D.A,B,C đều sai
Câu 3: Một tam giác cân có độ dài hai cjanh 3,9cm và 7,9cm.Chu vi cả tam giác này là:
- A.15,5cm
- B.17,8cm
C.19,7cm
- D.20,9cm
Câu 4: Cho tam giác OEF có $\widehat{E}<\widehat{F}$. Vẽ $OD \perp EF$. I là một điểm tùy ý trên đoạn thẳng OD. hãy so sánh hai góc IEF và IE. Câu nào sau đây đúng
- A.$\widehat{IEF}>\widehat{IFE}$
B. $\widehat{IEF}<\widehat{IFE}$
- C.$\widehat{IEF}=\widehat{IFE}$
Câu 5: Cho $\Delta ABC$ với $\widehat{ABC}>90, AB=\frac{1}{2}AC$. M là trung điểm của AC, tia phân giác của góc A cắt BC ở N. Hãy so sánh NA và NC
- A.NA=NC
- B.NA<NC
C.NA>NC
Câu 6: Dựa vào bất đẳng thức tam giác, kiểm tra xem bộ ba nào trong các bộ ba đoạn thẳng có độ dài sau đây không thể là ba cạnh của một tam giác:
- A. 3cm, 5cm, 7cm
- B. 4cm, 5cm, 6cm
C. 2cm, 5cm, 7cm
- D. 3cm, 6cm, 5cm
Câu 7: Cho ΔABC có cạnh AB = 1cm và BC = 4cm. Tính độ dài cạnh AC biết độ dài cạnh AC là một số nguyên:
- A. 1cm
- B. 2cm
- C. 3cm
D. 4cm
Câu 8:Cho tam giác ABC biết AB = 1cm, BC = 9cm và cạnh AC là một số nguyên. Chu vi tam giác ABC là:
- A. 17cm
- B. 18cm
C. 19cm
- D. 16cm
Câu 9: Cho tam giác ABC có BC = 1cm, AC = 8cm và độ dài cạnh AB là một số nguyên (cm). Tam giác ABC là tam giác gì?
- A. Tam giác vuông tại A
B. Tam giác cân tại A
- C. Tam giác vuông cân tại A
- D. Tam giác cân tại B
Xem toàn bộ: Giải Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác sgk Toán 7 tập 2 Trang 61
Bình luận