Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Ôn tập chương 3: Sự phân hóa lãnh thổ (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức Ôn tập chương 3: Sự phân hóa lãnh thổ (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Loại hình thiên tai nào ảnh hưởng lớn đến hoạt động đánh bắt thủy sản của nước ta?

  • A. Sạt lở bờ biển.
  • B. Lũ quét.
  • C. Hạn hán.
  • D. Bão.

Câu 2: Việt Nam có vùng biển rộng lớn với diện tích khoảng:

  • A. 1 triệu km2.      
  • B. 2 triệu km2.       
  • C. 1,5 triệu km2.    
  • D. 2,2 triệu km2.

Câu 3: Tính đến năm 2021, Việt Nam có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện trên các đảo và quần đảo?

  • A. 12.                    
  • B. 11.                     
  • C. 9.                       
  • D. 4.

Câu 4: Tỉnh nào sau đây của nước ta có hai huyện đảo?

  • A. Quảng Trị.
  • B. Quảng Ngãi.
  • C. Quảng Ninh.
  • D. Bình Thuận.

Câu 5: Hai quần đảo xa bờ nước ta là:

  • A. Lý Sơn, Thổ Chu.                                     
  • B. Hoàng Sa, Trường Sa.
  • C. Phú Quý, Nam Du.                                   
  • D. Cát Bà, Cô Tô.

Câu 6: Việt Nam có đường bờ biển dài:

  • A. 2 890km.                    
  • B. 3 260km.           
  • C. 1 260km.           
  • D.  615km.

Câu 7: Nguồn tài nguyên khoáng sản được coi là vô tận của vùng biển nước ta là:

  • A. dầu khí.
  • B. cát trắng.
  • C. oxit titan.
  • D. muối.

Câu 8: Điều kiện nào sau đây thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo ở nước ta?

  • A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.
  • B. Có nhiều vùng biển nước sâu, kín gió.
  • C. Có nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu tốt.
  • D. Có tài nguyên khoáng sản phong phú.

Câu 9: Bờ biển nước ta kéo dài từ:

  • A. Móng Cái đến Vũng Tàu.               
  • B. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau.
  • C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên.               
  • D. Móng Cái đến Hà Tiên.

Câu 10: Tài nguyên dầu khí phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía nam của khu vực:

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 11: Cảng biển có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là:

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Sài Gòn.
  • C. Hải Phòng.
  • D. Nghi Sơn.

Câu 12: Huyện đảo Côn Đảo thuộc tỉnh nào nước ta?

  • A. Kiên Giang.
  • B. Cà Mau.
  • C. Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • D. Bình Thuận.

Câu 13: Tính đến năm 2021, nước ta có bao nhiêu cảng biển?

  • A. 32 cảng.
  • B. 33 cảng.
  • C. 34 cảng.
  • D. 35 cảng.

Câu 14: Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

  • A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm.
  • B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
  • C. Mùa khô không rõ rệt.
  • D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.

Câu 15: Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra hậu quả gì?

  • A. Bốc phèn, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
  • B. Giảm các nguyên tố vi lượng trong đất.
  • C. Thường xuyên cháy rừng.
  • D. Sa mạc hóa ở bán đảo Cà Mau.

Câu 16: Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là gì?

  • A. Có nhiều rừng với các loại lâm sản quý hiếm.
  • B. Sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn.
  • C. Có nhiều mỏ than với quy mô lớn.
  • D. Có nhiều mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

Câu 17: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố?

  • A. 9 tỉnh, thành phố.
  • B. 6 tỉnh, thành phố.
  • C. 5 tỉnh, thành phố.
  • D. 7 tỉnh, thành phố.

Câu 18: Các hồ nước nhân tạo quan trọng cho thủy lợi và thủy điện trong vùng Đông Nam Bộ là

  • A. Hồ Ba Bể và hồ Lắk.
  • B. Hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An.
  • C. Hồ Thác Bà và hồ Đa Nhim.
  • D. Hồ Yaly và hồ Dầu Tiếng.

Câu 19: Thành phố nào có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ?

  • A. Biên Hòa
  • B. Thủ Dầu Một
  • C. TP. Hồ Chí Minh
  • D. Bà Rịa – Vũng Tàu

Câu 20: Đâu là giải pháp bền vững để ứng phó sa mạc hóa ở Ninh Thuận - Bình thuận?

  • A. Đầu tư hạ tầng thủy lợi.
  • B. Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng.
  • C. Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
  • D. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Câu 21: Tỉnh nào sau đây nằm giữa ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia?

  • A. Gia Lai.
  • B. Đăk Lăk.
  • C. Kon Tum.
  • D. Lâm Đồng. 

Câu 22: Ý nghĩa xã hội của việc đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi phía Tây là gì?

  • A. Nâng cao trình độ dân trí, giảm cách biệt giàu nghèo giữa miền ngược và miền xuôi.
  • B. Khai thác có hiệu quả tài nguyên nông - lâm nghiệp của vùng.
  • C. Bảo vệ môi trường, hạn chế các thiên tai.
  • D. Củng cố sức mạnh quốc phòng.

Câu 23: Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu của vùng đồng bằng ven biển phía đông Bắc Trung Bộ là gì?

  • A. Đem lại lượng mưa lớn vào đầu mùa hạ.
  • B. Đem lại một mùa đông lạnh, ít mưa.
  • C. Gây hiệu ứng phơn khô nóng vào đầu mùa hạ.
  • D. Phân hóa mưa – khô sâu sắc giữa lãnh thổ phía bắc và phía Nam.

Câu 24: Phương hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc không phải là:

  • A. phát triển các khu vực công nghiệp tập trung.
  • B. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
  • C. nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao.
  • D. chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỉ trọng các ngành khai thác.

Câu 25: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
  • B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
  • C. Tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa.
  • D. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động.

Câu 26: Nguyên nhân quan trọng nhất để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt là gì?

  • A. Lao động có truyền thống, kinh nghiệm.
  • B. Khí hậu cận nhiệt đới và có mùa đông lạnh.
  • C. Nhiều bề mặt cao nguyên đá vôi bằng phẳng.
  • D. Đất feralit, đất xám phù sa cổ bạc màu.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác