Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Ôn tập chương 2: Địa lí các ngành kinh tế (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức Ôn tập chương 2: Địa lí các ngành kinh tế (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Giải pháp chủ yếu để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới nước ta là:

  • A. phát triển nông sản xuất khẩu, thay đổi cơ cấu mùa vụ.
  • B. sử dụng các giống cây ngắn ngày, đẩy mạnh thâm canh.
  • C. đa dạng tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ.
  • D. chú trọng bảo quản nông sản, chuyên môn hóa sản xuất.

Câu 2: Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp lúa nước, đẩy mạnh tăng vụ là do nguyên nhân nào?

  • A. Mạng lưới sông ngoài dày đặc.         
  • B. Khí hậu phân hóa theo độ cao.
  • C. Khí hậu có nền nhiệt ẩm cao.       
  • D. Có diện tích đất feralit rất lớn.

Câu 3: Những vùng nuôi nhiều trâu ở nước ta là:

  • A. Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • B. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C. Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.

Câu 4: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên với phát triển ngành thủy sản nước ta là gì?

  • A. Bão.
  • B. Lũ lụt.
  • C. Hạn hán.
  • D. Sạt lở bờ biển.

Câu 5: Thế mạnh vượt trội để phát triển mạnh ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng khác là gì?

  • A. Khai thác thủy sản.
  • B. Chế biến thủy sản.
  • C. Nuôi trồng thủy sản.
  • D. Bảo quản thủy sản.

Câu 6: Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở các vùng nào sau đây?

  • A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Câu 7: Yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?

  • A. Dân cư.
  • B. Nguồn vốn.
  • C. Chính sách.
  • D. Công nghệ.

Câu 8: Ngành thủy sản gồm những hoạt động nào sau đây?

  • A. Nuôi trồng, bảo vệ và khai hoang.
  • B. Khoan nuôi, đánh bắt và bảo vệ.
  • C. Khai thác, chế biến và nuôi trồng.
  • D. Bảo vệ, khai thác và nuôi trồng.

Câu 9: Tính tới năm 2021, tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản là bao nhiêu?

  • A. 1,7%
  • B. 69,5%
  • C. 26%
  • D. 55%

Câu 10: Phát triển ngành sản xuất nào sau đây góp phần bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia?

  • A. Thủy sản.
  • B. Lâm sản.
  • C. Nông sản.
  • D. Khoáng sản.

Câu 11: Yếu tố tự nhiên nào có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành sản xuất thủy sản?

  • A. địa hình và nguồn hải sản.
  • B. khí hậu và dạng địa hình.
  • C. nguồn nước và khí hậu.
  • D. sinh vật và nguồn nước.

Câu 12: Tính đến năm 2021, diện tích rừng sản xuất chiếm bao nhiêu diện tích rừng?

  • A. Hơn 3,88%
  • B. Hơn 53%
  • C. Hơn 97%
  • D. Hơn 18%

Câu 13: Ở Đông Nam Á, các quốc gia nào sau đây nuôi trồng nhiều thuỷ sản nhất?

  • A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
  • B. Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a.
  • C. Việt Nam, Sin-ga-po.
  • D. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.

Câu 14: Phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Ứng dụng công nghệ số để quản lý dữ liệu, điều hành sản xuất và tiêu thụ.
  • B. Cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.
  • C. Giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng gia tăng của xã hội.
  • D. Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất (thuỷ canh, khí canh,...).

Câu 15: Công nghệ tự động hóa trong nông nghiệp thông minh được hiểu như thế nào?

  • A. Nông nghiệp 4.0, sử dụng robot trồng và thu hoạch.
  • B. Việc thủ công cho tất cả các quy trình.
  • C. Chỉ sử dụng máy cày truyền thống.
  • D. Sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và truyền thống.

Câu 16: Trình độ phát triển công nghiệp hóa của một nước biểu thị đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Sức mạnh an ninh, quốc phòng của quốc gia.
  • B. Trình độ lao động, khoa học của một quốc gia.
  • C. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật.
  • D. Trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế.

Câu 17: Than có chất lượng tốt nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng nào?

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Tây Bắc.
  • D. Đông Bắc.

Câu 18: Ý nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp?

  • A. Hạ giá thành sản phẩm.
  • B. Tăng năng suất lao động.
  • C. Đa dạng hóa sản phẩm.
  • D. Nâng cao chất lượng.

Câu 19: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nước ta?

  • A. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
  • B. Tập trung vào phát triển nhiều ngành sản xuất khác nhau.
  • C. Gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
  • D. Đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

Câu 20: Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp chủ yếu do:

  • A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
  • B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Khai thác triệt để các lợi thế tài nguyên thiên nhiên.
  • D. Dân số đông, lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao.

Câu 21: Điều kiện nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến mức độ tập trung công nghiệp cao ở một số vùng lãnh thổ nước ta?

  • A. Vị trí địa lí thuận lợi.
  • B. Dân số tăng nhanh.
  • C. Kết cấu hạ tầng tốt.
  • D. Thị trường tiêu thụ rộng.

Câu 22: Điểm khác nhau giữa khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp ở nước ta là gì?

  • A. Trung tâm công nghiệp ra đời từ lâu còn khu công nghiệp mới ra đời trong thập niên 90 của thế kỉ XX.
  • B. Khu công nghiệp thường có trình độ chuyên môn hoá cao hơn trung tâm công nghiệp rất nhiều.
  • C. Khu công nghiệp có ranh giới địa lí rõ ràng, trung tâm công nghiệp ranh giới có tính chất quy ước.
  • D. Khu công nghiệp là hình thức đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trung tâm công nghiệp.

Câu 23: Kênh đào Xuy-ê có vai trò quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa nào sau đây từ các nước Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển?

  • A. Máy móc.
  • B. Dầu mỏ.
  • C. Hàng tiêu dùng.
  • D. Lương thực.

Câu 24: Quốc gia nào sau đây có chiều dài đường ống lớn nhất thế giới?

  • A. Hoa Kì.
  • B. Ả-rập Xê-út.
  • C. Nhật Bản.
  • D. LB Nga.

Câu 25: Miền núi nước ta có thuận lợi nào sau đây để phát triển du lịch?

  • A. Giao thông thuận lợi.
  • B. Khí hậu ổn định, ít thiên tai.
  • C. Có nguồn nhân lực dồi dào.
  • D. Cảnh quan thiên nhiên đẹp.

Câu 26: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là:

  • A. công nghiệp nặng và khoáng sản.
  • B. hàng tiêu dùng.
  • C. nguyên liệu, tư liệu sản xuất.
  • D. công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

Câu 27: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận điểm đến của khách du lịch?

  • A. Vị trí địa lí.
  • B. Cơ sở hạ tầng.
  • C. Tài nguyên.
  • D. Nhân lực.

Câu 28: Ngành du lịch có vai trò nào sau đây?

  • A. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.
  • B. Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội và góp phần tạo việc làm.
  • C. Là huyết mạch của nền kinh tế và động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
  • D. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm và điều tiết sản xuất.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác