Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 Kết nối bài 5: Lâm nghiệp và thủy sản (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức bài 5: Lâm nghiệp và thủy sản (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngư trường trọng điểm nào nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta?

  • A. Cà Mau – Kiên Giang.
  • B. Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
  • C. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • D. Hải Phòng – Quảng Ninh.

Câu 2: Nghề nuôi cá ba sa trong lồng bè phát triển mạnh trên các sông nào của nước ta?

  • A. Sông Hồng, sông Thái Bình.
  • B. Sông Mã, sông Cả.
  • C. Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai.
  • D. Sông Tiền, sông Hậu.

Câu 3: Cơ cấu sản lượng và cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản trong những năm qua có xu hướng như thế nào?

  • A. Tăng tỉ trọng khai thác, giảm tỉ trọng nuôi trồng.
  • B. Giảm tỉ trọng khai thác, tăng tỉ trọng nuôi trồng.
  • C. Tỉ trọng khai thác và nuôi trồng không tăng.
  • D. Tỉ trọng thay đổi tăng giảm không đáng kể.

Câu 4: Ở châu Á, quốc gia nào không nuôi trồng nhiều thuỷ sản trên thế giới?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Việt Nam.
  • C. Hàn Quốc.
  • D. Ấn Độ.

Câu 5: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay?

  • A. Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • B. Nhu cầu khác nhau của các thị trường.
  • C. Diện tích mặt nước được mở rộng thêm.
  • D. Điều kiện nuôi khác nhau ở các cơ sở.

Câu 6: Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở các vùng nào sau đây?

  • A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Câu 7: Yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?

  • A. Dân cư.
  • B. Nguồn vốn.
  • C. Chính sách.
  • D. Công nghệ.

Câu 8: Ngành thủy sản gồm những hoạt động nào sau đây?

  • A. Nuôi trồng, bảo vệ và khai hoang.
  • B. Khoan nuôi, đánh bắt và bảo vệ.
  • C. Khai thác, chế biến và nuôi trồng.
  • D. Bảo vệ, khai thác và nuôi trồng.

Câu 9: Tính tới năm 2021, tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản là bao nhiêu?

  • A. 1,7%
  • B. 69,5%
  • C. 26%
  • D. 55%

Câu 10: Phát triển ngành sản xuất nào sau đây góp phần bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia?

  • A. Thủy sản.
  • B. Lâm sản.
  • C. Nông sản.
  • D. Khoáng sản.

Câu 11: Yếu tố tự nhiên nào có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành sản xuất thủy sản?

  • A. địa hình và nguồn hải sản.
  • B. khí hậu và dạng địa hình.
  • C. nguồn nước và khí hậu.
  • D. sinh vật và nguồn nước.

Câu 12: Tính đến năm 2021, diện tích rừng sản xuất chiếm bao nhiêu diện tích rừng?

  • A. Hơn 3,88%
  • B. Hơn 53%
  • C. Hơn 97%
  • D. Hơn 18%

Câu 13: Ở Đông Nam Á, các quốc gia nào sau đây nuôi trồng nhiều thuỷ sản nhất?

  • A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
  • B. Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a.
  • C. Việt Nam, Sin-ga-po.
  • D. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác