Siêu nhanh giải bài 5 Địa lí 9 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 5 Địa lí 9 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Địa lí 9 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Địa lí 9 Kết nối tri thức phù hợp với mình

BÀI 5. LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

MỞ ĐẦU

Lâm nghiệp và thuỷ sản có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngành lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta có điều kiện phát triển như thế nào, phát triển và phân bố ra sao?

Giải rút gọn:

Điều kiện phát triển ngành lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta: Tài nguyên rừng và nước phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Lâm nghiệp: phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ

+ Trồng rừng: có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung.

+ Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

- Thuỷ sản:

+ Thủy sản khai thác: sản lượng khai thác tăng, phân bố nhiều tỉnh thành ven biển, nhất là các tỉnh phía Nam

+ Thủy sản nuôi trồng: sản lượng nuôi trồng tăng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng

1. LÂM NGHIỆP

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 5.1, hãy:

- Cho biết đặc điểm phân bố tài nguyên rừng ở nước ta.

- Nhận xét sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta.

Giải rút gọn:

- Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng ở nước ta:

+ Năm 2021, tổng diện tích rừng của nước ta là 14,7 triệu ha với tỉ lệ che phủ đạt 42%

+ Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích rừng lớn nhất cả nước, chiếm 37,8%.

Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta:

- Khai thác, chế biến lâm sản: 

+ Diện tích rừng sản xuất chiếm hơn 53% tổng diện tích rừng, sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng

+ Các vùng có sản lượng gỗ khai thác lớn là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Rừng còn cung cấp các lâm sản khác như măng, mộc nhĩ, dược liệu,... Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển gắn với các vùng nguyên liệu

- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng:

+ Hoạt động trồng rừng được quan tâm đẩy mạnh

+ Diện tích rừng trồng mới ngày càng mở rộng

+ Nghề trồng dược liệu dưới tán rừng phát triển

+ Công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng ngày càng được đẩy mạnh

2. THUỶ SẢN

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 2 và hình 5.1, 5.2, hãy:

- Nêu đặc điểm phân bố nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta.

- Trình bày sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản ở nước ta.

Giải rút gọn:

- Đặc điểm phân bố nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta:

+ Nguồn lợi thuỷ sản rất phong phú

+ Trên hệ thống sông, hồ nước ngọt Nam có khoảng 544 loài cá nước ngọt

+ Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, hàng trăm loài tôm, mực

+ Nguồn lợi thuỷ sản nội địa và ven bờ biển của nước ta đang bị suy giảm do khai thác quá mức

- Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản ở nước ta:

+ Sản lượng khai thác tăng khá nhanh 

+ Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có sản lượng thuỷ sản khai thác cao nhất cả nước. Khai thác thuỷ sản xa bờ đang được đẩy mạnh, các tàu đánh cá và trang thiết bị được đầu tư hiện đại hơn

+ Nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất + Nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển theo hình thức trang trại công nghệ cao, nuôi hữu cơ. 

+ Thuỷ sản của nước ta đã xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU,... 

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu hỏi: Dựa vào hình 5.2, hãy:

- Tính cơ cấu sản lượng thuỷ sản phân theo khai thác và nuôi trồng của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

Giải rút gọn: 

- Cơ cấu sản lượng thuỷ sản phân theo khai thác và nuôi trồng của nước ta giai đoạn 2010 – 2021:

           Năm                                                   

Sản lượng               

2010

2015

2021

Khai thác

2,47:(2,47+2,73)x100

= 47,5%

3,17:(3,17+3,55)x100

= 47,1%

3,93:(3,93+4,88)x100

= 44,6%

Nuôi trồng

100-47,5=52,5%

100-47,1=52,9%

100-44,6=55,4

- Nhận xét: Cơ cấu sản lượng thuỷ sản phân theo khai thác và nuôi trồng có sự thay đổi theo thời gian: khai thác giảm đi còn nuôi trồng tăng lên

Câu hỏi: Tìm hiểu về mô hình nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao ở nước ta.

Giải rút gọn:

 + Sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh tốt

 + Ứng dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, tự động hóa, công nghệ thông tin

+ Kiểm soát các yếu tố môi trường nuôi (nước, không khí, ánh sáng...) ở mức tối ưu 

+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến 

+ Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc

  • Góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của ngành thủy sản

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Địa lí 9 Kết nối tri thức bài 5, Giải bài 5Địa lí 9 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải bài 5 Địa lí 9 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác