Siêu nhanh giải bài Chủ đề 3 Địa lí 9 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài Chủ đề 3 Địa lí 9 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Địa lí 9 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Địa lí 9 Kết nối tri thức phù hợp với mình


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 3. BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG (2)

MỞ ĐẦU

Trên Cửu đỉnh (Hình 1), nhiều địa danh của đất nước được chạm nổi rõ ràng trong đó có Biển Đông quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Theo em, hiện vật này chứng tỏ điều gì về ý thức chủ quyền biển đảo của cha ông ta? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về những chứng cứ khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Biển đảo có vai trò như thế nào trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông?

Giải rút gọn:

- Hiện vật này cho thấy cha ông ta ngày trước rất ý thức về chủ quyền quốc gia, trong đó có vấn đề biển đảo

- Những chứng cứ khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam là:

+ Cử các đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải ra hai quần đảo khai thác các tài nguyên sản vật trên biển và thu lượm hàng hóa trên các tàu bị đắm; đo đạc vẽ bản đồ; dựng bia, lập miếu, trồng cây, cứu trợ các tàu thuyền nước ngoài gặp nạn... 

+ Trong thời kỳ Pháp thuộc, với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại, chính quyền thuộc địa Pháp đã có nhiều hoạt động cụ thể củng cố chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

- Biển đảo có vai trò quan trọng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

1. CHỨNG CỨ LỊCH SỬ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÍ VỀ CHỦ QUYÈN BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM

Câu hỏi 1: Khai thác tư liệu 1 và 2 và thông tin trong mục, hãy trình bày những chứng cứ lịch sử trước năm 1884 thể hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Giải rút gọn:

- Di chỉ khảo cổ học:

+ Các di chỉ khảo cổ học thuộc các nền văn hoá biển được phát hiện ở các khu vực ven biển Việt Nam 

+ Nhiều dấu vết tàu đắm, hiện vật đồ gốm được tìm thấy cho thấy Vương quốc Chăm-pa đã có những mối giao lưu rộng rãi với Ấn Độ và vùng Tây Á,... 

- Tư liệu của Việt Nam:

+ Nhiều công trình sử học và địa lí cổ đã ghi chép tường tận về cương vực, lãnh thổ và hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các triều đại quân chủ Việt Nam 

+ Các bản đồ cổ của Việt Nam thời quân chủ đã về khu vực Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam

- Nhiều văn bản hành chính của Nhà nước quân chủ Việt Nam đã ghi chép các hoạt động xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở khu vực Biển Đông

- Tư liệu của người nước ngoài:

+ Từ khoảng thế kỉ XVI, người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh,... đã vẽ nhiều bản đồ vùng biển Đông Nam Á, trong đó đều thể hiện khá rõ bờ biển, Biển Đông và hải đảo của Việt Nam đương thời

+ Trong các chuyến du hành tới Đông Nam Á và Việt Nam, nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây cũng ghi chép về hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam tại các đảo, quần đảo trên Biển Đông 

+ Nhiều bản ghi chép cho thấy chúa Nguyễn thường xuyên cử thuyền ra các đảo trên Biển Đông khai thác hải sản quý hiếm, thu nhặt những di vật từ những tàu đắm và thực hiện tuần phòng, kiểm soát vùng biển, đảo

Câu hỏi 2: Trình bày các chứng cứ lịch sử từ sau năm 1884 về chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.

Giải rút gọn:

- Từ sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), chính quyền Pháp đại diện cho Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, đã có nhiều hoạt động khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam

- Việc chính quyền Pháp ở Đông Dương xây dựng bia chủ quyền, trạm khí tượng, cử quân đội đồn trú tại các đảo và tuần tra vùng biển,... 

- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, các chính quyền ở Việt Nam đã ban hành nhiều sắc lệnh, quy định, thể hiện sự quản lí và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở khu vực Biển Đông, cũng như đưa ra các tuyên bố công khai về chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại nhiều diễn đàn quốc tế

- Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục quản lí, bảo vệ và thực hiện chủ quyền đối với các đảo, quần đảo, thềm lục địa thuộc Biển Đông. 

Câu hỏi 2: Trình bày những cơ sở pháp lí về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Giải rút gọn:

- Nhiều văn bản luật pháp quốc tế đã cung cấp những chứng cứ pháp lí quan trọng khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.

- Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên có trách nhiệm của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Đây là cơ sở pháp lí quốc tế quan trọng khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong nước về biển, khai thác biển như: Luật Biên giới quốc gia, Luật Dầu khí, Luật Cảnh sát biển Việt Nam,... 

2. VAI TRÒ CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Câu hỏi: Hãy nêu vai trò của biển đảo Việt Nam trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Giải rút gọn:

- Là tuyến phòng thủ của đất nước:

+ Đóng vai trò trọng yếu trong công cuộc bảo vệ sự toàn vẹn đất nước

+ Hệ thống các đảo, cụm đảo trải đều có ý nghĩa lớn trong triển khai phòng thủ, bảo vệ đất liền và kiểm soát vùng biển, vùng trời trên biển của quốc gia cũng như thực hiện các nhiệm vụ quốc tế về cứu hộ, cứu nạn trên biển.

- Cung cấp tài nguyên phát triển tiềm lực đất nước:

+ Chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng

+ Các đảo, quần đảo cũng nằm ở vị trí án ngữ nhiều trục giao thông huyết mạch trên biển 

+ Phát triển toàn diện, bền vững các ngành kinh tế biển 

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Lập bảng tóm tắt (theo gợi ý dưới đây vào vở) về những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lí về chủ quyền biển đảo Việt Nam

Thời gian

Chứng cứ lịch sử/ cơ sở pháp li

Trước năm 1884

?

Từ năm 1884 đến nay

?

Giải rút gọn:

Thời gian

Chứng cứ lịch sử/ cơ sở pháp li

Trước năm 1884

- Di chỉ khảo cổ học:

+ Các khu vực ven biển cho thấy người Việt cổ đã cư trú sát biển và có cuộc sống gắn liền với Biển Đông

- Tư liệu của Việt Nam:

+ Nhiều công trình sử học và địa lí cổ đã ghi chép tường tận về cương vực, lãnh thổ và hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các triều đại quân chủ Việt Nam ở khu vực Biển Đông

+ Các bản đồ cổ của Việt Nam thời quân chủ đã vẽ khu vực Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam

- Tư liệu của người nước ngoài:

+ Từ khoảng thế kỉ XVI, người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh,... đã vẽ nhiều bản đồ vùng biển Đông Nam Á, trong đó đều thể hiện khá rõ bờ biển, Biển Đông và hải đảo của Việt Nam đương thời

+ Trong các chuyến du hành tới Đông Nam Á và Việt Nam, nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây cũng ghi chép về hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam tại các đảo, quần đảo trên Biển Đông 

+ Nhiều bản ghi chép cho thấy chúa Nguyễn thường xuyên cử thuyền ra các đảo trên Biển Đông khai thác hải sản quý hiếm, thu nhặt những di vật từ những tàu đắm và thực hiện tuần phòng,...

Từ năm 1884 đến nay

- Chính quyền Pháp ở Đông Dương xây dựng bia chủ quyền, trạm khí tượng, cử quân đội đồn trú tại các đảo và tuần tra vùng biển,... 

- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, các chính quyền ở Việt Nam đã ban hành nhiều sắc lệnh, quy định, thể hiện sự quản lí và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở khu vực Biển Đông, 

- Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục quản lí, bảo vệ và thực hiện chủ quyển đổi với các đảo, quần đảo, thềm lục địa thuộc Biển Đông

Câu hỏi 2: Xây dựng sơ đồ tư duy tóm tắt ý nghĩa của biển đảo Việt Nam đối với việc khẳng định, bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Giải rút gọn:

Câu hỏi 1: Theo em, các tư liệu được nêu trong mục 1 có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay?

Giải rút gọn:

Những bằng chứng đã nêu ở mục 1 đã chứng minh các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, là căn cứ, cơ sở để Việt Năm xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước ở khu vực Biển Đông

Câu hỏi 2: Hãy nêu những việc làm cụ thể mà em có thể thực hiện để góp phần bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Giải rút gọn:

- Tích cực, chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam,… 

- Quan tâm, theo dõi đến đến đời sống chính trị - xã hội của đất nước cũng như nơi mình sinh sống

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Địa lí 9 Kết nối tri thức bài Chủ đề 3, Giải bài Chủ đề 3Địa lí 9 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải bài Chủ đề 3 Địa lí 9 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác