Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối Ôn tập phần 3: Địa lí các ngành kinh tế (P3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối tri thức Ôn tập phần 3: Địa lí các ngành kinh tế (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khu công nghiệp là gì?

  • A. Khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên thực hiện sản xuất hàng công nghiệp hay những dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp.
  • B. Nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ vào sản xuất công nghiệp.
  • C. Khu vực tập trung công nghiệp, thường gắn liền với các đô thì lớn và vừa.
  • D. Nơi tập trung một số ngành chuyên môn hóa, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương.

Câu 2: Khu công nghiệp bao gồm mấy loại hình?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 2

Câu 3: Khu công nghiệp bao gồm những loại hình nào?

  • A. Khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp phụ trợ. 
  • B. Khu công nghiệp lắp ráp, khu công nghiệp sản xuất, khu công nghiệp sinh thái. 
  • C. Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái.
  • D. Khu công nghiệp đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp xanh.

Câu 4: Vai trò của khu công nghiệp là gì?

  • A. Làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. 
  • B. Thu hút các nguồn lực ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao. 
  • C. Tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác, lao động nước ngoài.
  • D. Thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp tại các địa phương.

Câu 5: Các khu công nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với:

  • A. Công cuộc Đổi mới, mở cửa nền kinh tế của nước ta.
  • B. Tình hình phát triển kinh tế ở mỗi địa phương.
  • C. Trình độ phát triển công nghệ - kĩ thuật của mỗi vùng, địa phương.
  • D. Nguồn lao động sẵn có ở mỗi vùng, địa phương.

Câu 6: Đến năm 2021, cả nước có bao nhiêu khu công nghiệp?

  • A. 528
  • B. 257
  • C. 397
  • D. 291

Câu 7: Năm 2021, sản lượng khai thác dầu thô đạt bao nhiêu tấn?

  • A. 9,1
  • B. 9,2
  • C. 9,3
  • D. . 9,4

Câu 8: Năm 2021, sản lượng khai thác khí tự nhiên đạt bao nhiêu tấn?

  • A. 7,1
  • B. 7,2
  • C. 7,3
  • D. 7,4

Câu 9:  Công nghiệp sản xuất điện nước ta có sự tăng trưởng

  • A. rất chậm.
  • B. nhanh chóng.
  • C. giữ nguyên.
  • D. chậm.

Câu 10: Năm 2021, sản lượng điện đạt bao nhiêu kWh?

  • A. 244,9
  • B. 244,8
  • C. 244,7
  • D. 244,6

Câu 11:  Năm 2021, cơ cấu giá trị sản xuất khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm?

  • A. 59,1%
  • B. 59,2%
  • C. 59,3%
  • D. 59,4%

Câu 12: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng

  • A. giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • B. tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • C. giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • D. tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước.

Câu 13:  Năm 2021, cơ cấu giá trị sản xuất vùng Đông Nam Bộ chiếm?

  • A. 31,5%
  • B. 31,6%
  • C. 31,7%
  • D. 31,8%

Câu 14:  Năm 2021, cơ cấu giá trị sản xuất vùng Tây Nguyên chiếm?

  • A. 0,5%
  • B. 0,6%
  • C. 0,7%
  • D. 0,8%

Câu 15: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Tây Nguyên?

  • A. Có mật độ dân số cao.
  • B. Công nghệ chế biến phát triển mạnh.
  • C. Có nhiều dân tộc ít người.
  • D. Điều kiện giao thông rất khó khăn.

Câu 16: Điểm giống nhau của hai vùng nông nghiệp đồng bằng sống Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A. Đều có đồng bằng châu thổ với nhiều ô trũng.
  • B. Đều có nhiều vũng vịnh thuận lơi cho nuôi trồng thủy sản..
  • C. Có thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy sản.
  • D. Có mùa đông lạnh.

Câu 17: Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm

  • A. khai thác và chế biến; lâm sinh.
  • B. khai thác và buôn bán; lâm sinh..
  • C. khai thác và xuất khẩu; lâm sinh.
  • D. khai thác và chế biến.

Câu 18: Số lượng khai thác rừng hiện nay được quản lí theo hướng

  • A. nới lỏng.
  • B. chưa chặt chẽ.
  • C. bền vững.
  • D. tự do.

Câu 19: Cơ cấu cây trồng nước ta bao gồm

  • A. cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả.
  • B. cây lương thực, cây công nghiệp, cây ôn đới.
  • C. cây lương thực, cây công nghiệp.
  • D. cây lương thực, cây ăn quả.

Câu 20: Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng

  • A. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
  • B. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi tăngtỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
  • C. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
  • D. giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

Câu 21: Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do

  • A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
  • B. Nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia.
  • C. Chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác.
  • D. Có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm nhiều nhất trên cả nước.

Câu 22: Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu nước ta?

  • A. Cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế.
  • B. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
  • C. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
  • D. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Câu 23: Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?

  • A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
  • B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
  • C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
  • D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất điện.

Câu 24: Phát biểu nào sao đây không đúng với khu vực kinh tế Nhà nước?

  • A. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
  • B. Quản lí các ngành và lĩnh vực then chốt
  • C. Tỉ trọng trong cơ cấu ngày càng giảm.
  • D. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế.

Câu 25: Sự phân hóa của các điều kiện địa hình, đất trồng nước ta

  • A. Thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp, ăn quả.
  • B. Thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp lâu năm.
  • C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
  • D. Cho phép áp dụng hệ thống canh tác giống nhau giữa các vùng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác