Siêu nhanh giải bài 12 Địa lí 12 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 12 Địa lí 12 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Địa lí 12 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Địa lí 12 Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 12. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ NGÀNH THỦY SẢN

MỞ ĐẦU

Lâm nghiệp và thuỷ sản là các ngành không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế – xã hội mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc đâm bảo cân bằng sinh thai và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bên vùng của đất nước. Ngành lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta phát triển dựa trên thế mạnh nào, phát triển và phân bố ra sao?

Giải rút gọn:

 

Ngành lâm nghiệp

Ngành thủy sản

Thế mạnh

- Tổng diện tích rừng nước ta năm 2021 là hơn 14 745,2 nghìn ha. 

+ Vùng có diện tích rừng lớn nhất nước ta là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tiếp đến là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

+ Rừng của nước ta có nhiều loại gỗ tốt như đinh, lim, nghiến, tấu,... cùng nhiều loại lâm sản khác có giá trị. 

 

- Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú. 

- Dọc bờ biển nước ta có nhiều vũng vịnh, đầm phá và các cánh rừng ngập mặn, có nhiều hệ thống sông, cửa sông ra biển.

- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, trình độ người lao động được nâng cao.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng hiện đại.  

- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước. 

Tình hình phát triển

- Năm 2021, giá trị sản xuất ngành chiếm khoảng 3% trong cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. 

- Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành đạt 6,5%/năm trong giai đoạn 2010 - 2021.

- Công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng đã góp phần bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, bước đầu đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Khai thác thuỷ sản

+ Sản lượng khai thác năm 2021 đạt hơn 3,9 triệu tấn, chiếm 44,6% tổng sản lượng thuỷ sản. 

+ Hoạt động khai thác xa bờ được đẩy mạnh, việc kiểm soát vùng đánh bắt và truy xuất nguồn gốc đánh bắt ngày càng được chú trọng.

- Nuôi trồng thuỷ sản

+ Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển với tốc độ nhanh và có sản lượng luôn cao hơn sản lượng khai thác. 

+ Được phát triển theo hình thức trang trại công nghệ cao, nuôi hữu cơ,... đa dạng hoá đối tượng nuôi trồng. 

+ Sản phẩm thuỷ sản ngày càng đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và các tiêu chuẩn quốc tế. 

+ Nhiều sản phẩm thuỷ sản nuôi trống đã qua chế biến của nước ta được xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,...

Phân bố

Vùng có sản lượng gỗ khai thác nhiều nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (chiếm 59,1% sản lượng gỗ khai thác của cả nước năm 2021), tiếp đến là Trung du và miền núi Bắc Bộ (chiếm 26,4%).

- Các tỉnh đứng đầu về sản lượng khai thác thuỷ sản gồm: Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, Bình Thuận, Bến Tre,...

- Vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước ta là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ hai là vùng Đồng bằng sông Hồng.

 

I. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục I, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta.

Giải rút gọn:

a. Thế mạnh 

- Tổng diện tích rừng nước ta năm 2021 là hơn 14 745,2 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 69,0%, còn lại là rừng trồng; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42,0%. 

- Rừng của nước ta có nhiều loại gỗ tốt như đinh, lim, nghiến, tấu,... cùng nhiều loại lâm sản khác có giá trị. 

- Trên phạm vi cả nước, nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển được thành lập nhằm bảo tồn nguồn gen và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Mỗi năm, nước ta có khả năng khai thác hơn chục triệu mét khối gỗ, hàng trăm triệu cây tre, luồng, nứa,... phục vụ cho ngành chế biến gỗ, sản xuất giấy và các nhu cầu khác.

- Ngoài ra, các điều kiện về địa hình, đất, khí hậu thuận lợi cho công tác trồng rừng, khoanh nuôi tự nhiên và bảo vệ rừng. Nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp được triển khai như hỗ trợ, khuyến khích đầu tư bảo vệ, quản lí rừng tự nhiên; xã hội hoá nghề rừng, phát triển lâm nghiệp cộng đồng; phát triển nông lâm kết hợp,... tạo động lực thúc đẩy phát triển lâm nghiệp bền vững.

- Việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, chế biến sâu, phát triển sản phẩm, thương hiệu và thị trường,... được tăng cường trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp.

b. Hạn chế

- Chất lượng rừng thấp, chủ yếu là rừng thứ sinh mới phục hồi. Năng suất rừng trồng tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp.

- Sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến với người trồng rừng còn hạn chế.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp nước ta.

Giải rút gọn:

a. Tình hình phát triển

- Năm 2021, giá trị sản xuất ngành chiếm khoảng 3% trong cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. 

- Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành đạt 6,5%/năm trong giai đoạn 2010 - 2021.

- Những tiến bộ khoa học – công nghệ đã được áp dụng vào tất cả các hoạt động của ngành lâm nghiệp.

- Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: khai thác, chế biến lâm sản; lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng).

- Công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng đã góp phần bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, bước đầu đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.

b. Phân bố

Vùng có sản lượng gỗ khai thác nhiều nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (chiếm 59,1% sản lượng gỗ khai thác của cả nước năm 2021), tiếp đến là Trung du và miền núi Bắc Bộ (chiếm 26,4%).

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 3, hãy trình bày vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta

Giải rút gọn:

- Việc quản lí, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng, góp phần phát triển kinh tế chung của đất nước, cải thiện đời sống người dân, bảo tồn đa dạng sinh học,... 

- Nhiều chính sách về quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững được ban hành thông qua Luật Lâm nghiệp.

- Để nâng cao hiệu quả quản lí, bảo vệ rừng ở nước ta cần có các giải pháp:

+ Xây dựng và thực hiện chính sách quản lí hệ sinh thái rừng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững theo quy định của pháp luật.

+ Rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã - hội 

+ Giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng

+ Đẩy mạnh trồng rừng; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị của rừng.

+ Nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cho người dân vùng rừng; nâng cao năng lực của lực lượng trực tiếp quản lí, bảo vệ rừng thông qua việc tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo chuyên môn,... 

+ Trao quyền sử dụng đất rừng lâu dài cho chủ sử dụng; tăng cường quản lí rừng dựa vào cộng đồng, ổn định cuộc sống lâu dài với nghề rừng, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.

II. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 1, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành thủy sản nước ta.

Giải rút gọn:

a. Thế mạnh:

- Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú. 

- Dọc bờ biển nước ta có nhiều vũng vịnh, đầm phá và các cánh rừng ngập mặn, có nhiều hệ thống sông, cửa sông ra biển

- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, trình độ người lao động được nâng cao.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng hiện đại. 

- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước. Các mặt hàng thuỷ sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... 

- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước.

b. Hạn chế: 

- Hằng năm, bão, áp thấp nhiệt đới hạn chế số ngày ra khơi đánh bắt, gây thiệt hại cho nuôi trồng.

- Một số vùng ven biển và các lưu vực sông môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.

- Công nghệ khai thác, bảo quản và chế biến thuỷ sản ở một số vùng còn hạn chế.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.

Giải rút gọn:

1. Sự chuyển dịch cơ cấu

- Những năm gần đây, ngành thuỷ sản đã có bước phát triển đột phá, giá trị sản xuất của ngành chiếm 26,3% tổng giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta (năm 2021). 

- Ngành nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ngành đánh bắt (3,5% so với 1,8% năm 2021).

- Tổng sản lượng thuỷ sản, trong đó cả khai thác và nuôi trồng đều tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2010 – 2021.

2. Tình hình phát triển

- Khai thác thuỷ sản

+ Sản lượng khai thác năm 2021 đạt hơn 3,9 triệu tấn, chiếm 44,6% tổng sản lượng thuỷ sản. 

+ Hoạt động khai thác xa bờ được đẩy mạnh, việc kiểm soát vùng đánh bắt và truy xuất nguồn gốc đánh bắt ngày càng được chú trọng.

- Nuôi trồng thuỷ sản

+ Trong những năm gần đây, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển với tốc độ nhanh và có sản lượng luôn cao hơn sản lượng khai thác. 

+ Nuôi trồng thuỷ sản được phát triển theo hình thức trang trại công nghệ cao, nuôi hữu cơ,... đa dạng hoá đối tượng nuôi trồng. 

+ Sản phẩm thuỷ sản ngày càng đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và các tiêu chuẩn quốc tế. 

+ Nhiều sản phẩm thuỷ sản nuôi trống đã qua chế biến của nước ta được xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,...

3. Phân bố

- Vùng có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (chiếm 42,7% tổng sản lượng thuỷ sản khai thác cả nước), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 38,3% năm 2021). Các tỉnh đứng đầu về sản lượng khai thác thuỷ sản gồm: Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, Bình Thuận, Bến Tre,...

- Vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước ta là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, (chiếm 69,8% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của cả nước), đứng thứ hai là vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 17,3% năm 2021).

LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Câu hỏi: Dựa vào bảng 12.2, hãy nhận xét và giải thích sản lượng thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2010 - 2021.

Giải rút gọn:

Sản lượng thủy sản trong giai đoạn 2010 – 2021 tăng: từ 5,20 triệu tấn (2010) lên 8,81 triệu tấn (2021), tăng 3,61 triệu tấn. Trong đó:

- Sản lượng khai thác thủy sản tăng từ 2,47 triệu tấn (2010) lên 3,93 triệu tấn (2021); tăng 1,46 triệu tấn.

- Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng từ 2,73 triệu tấn (2010) lên 4,88 (2021); tăng 2,15 triệu tấn.

- Giải thích:

+ Do vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú, tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, cho phép khai thác bến vững khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm. 

+ Nước ta có nhiều ngư trường; dọc bờ biển nước ta có nhiều vũng vịnh, đầm phá và các cánh rừng ngập mặn, có nhiều hệ thống sông, cửa sông ra biển

=> tạo thuận lợi để hình thành các bãi tôm, cá và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt.

+ Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, trình độ người lao động được nâng cao.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng hiện đại. 

+ Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước. 

Câu hỏi: Sưu tầm thông tin, hình ảnh về hoạt động khoanh nuôi và bảo vệ rừng ở Việt Nam.

Giải rút gọn:

Hoạt động khoanh nuôi và bảo vệ rừng ở Việt Nam

- Khoanh nuôi là biện pháp bảo vệ rừng, khoanh vùng rừng để bảo vệ diện tích rừng hiện có, tạo điều kiện cho rừng tự tái sinh.

- Mục đích:

+ Bảo vệ diện tích rừng hiện có.

+ Tạo điều kiện cho rừng tự tái sinh.

+ Bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.

+ Cung cấp các dịch vụ môi trường như điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất,...

- Đối tượng:

+ Rừng tự nhiên.

+ Rừng trồng.

- Phương thức:

+ Khoanh vùng rừng, cắm biển cấm.

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng.

+ Phát động phong trào trồng cây gây rừng.

+ Hỗ trợ người dân tham gia bảo vệ rừng.

+ Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

- Một số hình ảnh về hoạt động khoanh nuôi và bảo vệ rừng ở Việt Nam:

Bảo vệ rừng: Ninh Thuận phát triển rừng gắn với cải thiện sinh kế cho người  dân | baotintuc.vnHình ảnh về người dân tham gia hoạt động khoanh nuôi và bảo vệ rừng ở Việt Nam

 

Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng bình quân 300.000 đồng/ha/năm

Hình ảnh về hoạt động tuyên truyền khoanh nuôi rừng

 

Tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng - Báo Quảng Ngãi điện tử

Hình ảnh: Lực lượng chức năng tuần tra, bảo vệ rừng

 

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Địa lí 12 Kết nối tri thức bài 12, Giải bài 12 Địa lí 12 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải bài 12 Địa lí 12 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác