Siêu nhanh giải bài 3 Địa lí 12 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 3 Địa lí 12 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Địa lí 12 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Địa lí 12 Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN

MỞ ĐẦU

Thiên nhiên Việt Nam nổi bật với tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hoa khác nhau theo bắc - nam, theo đông – tây và theo độ cao, hình thành các miền địa lí tự nhiên khác nhau. Sự phân hóa đó diễn ra như thế nào và có ảnh hưởng gì tới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?

Giải rút gọn:

- Theo chiều bắc – nam: thể hiện rõ nhất ở sự khác biệt về nhiệt độ và cảnh quan thiên nhiên giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam.

=> Ảnh hưởng tới quy hoạch, hướng chuyên môn hóa sản xuất.

- Theo chiều đông – tây: phân hóa thành ba dải rõ rệt từ đông sang tây: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng và vùng đồi núi.

=> Ảnh hướng tới hướng tới phát triển kinh tế - xã hội

- Theo độ cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.

=> Tạo nên những nét độc đáp trong các ngành sản xuất và đời sống.

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 3.1, hãy chứng minh sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều bắc – nam.

Giải rút gọn:

Phần lãnh thổ phía Bắc (toàn bộ lãnh thổ phía Bắc tơi dãy núi Bạch Mã)

+ Khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh.  

+ Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa.

Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy núi Bạch Mã trở vào phía Nam)

+ Khi hậu mang sắc thải của khí hậu cận xích đạo gió mùa, phân thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

+ Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần thực vật và động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới có nguồn gốc Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a di cư lên hoặc từ Ấn Độ - Mi-an-ma di cư sang. 

Ở vùng ven biển, vùng cửa sông của đồng bằng sông Cửu Long

+ Phát triển rừng ngập mặn và rừng tràm. 

+ Trong rừng, hệ động vật trên cạn và dưới nước rất đa dạng.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 2 và hình 3.1, hãy chứng minh sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều đông – tây.

Giải rút gọn:

1. Vùng biển và thềm lục địa

- Đặc điểm thiên nhiên vùng biển nước ta có lượng ẩm rất dồi dào, có sự hoạt động thường xuyên của các hoàn lưu gió mùa, Tín phong, thiên nhiên đa dạng, giàu có...

- Thềm lục địa mở rộng ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển Nam Bộ và vịnh Thái Lan; thềm lục địa phần còn lại thu hẹp, nhất là ở đoạn ven biển Nam Trung Bộ.

2. Vùng đồng bằng

 

- Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được bồi tụ, mở rộng với các bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa rộng và nông. 

- Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có nhiều ô trũng.

- Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu, địa hình cồn cát, đầm phá khá phổ biến, đất kém màu mỡ hơn hai đồng bằng châu thổ.

3. Vùng đồi núi

- Dãy Hoàng Liên Sơn tạo nên sự khác biệt giữa vùng núi Tây Bắc với vùng núi Đông Bắc. 

- Dãy Trường Sơn tạo nên sự khác biệt giữa vùng Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. 

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 3 và hình 3.1, hãy chứng minh sự phân hóa của thiên nhiên theo độ cao ở nước ta.

Giải rút gọn:

1. Đai nhiệt đới gió mùa

+ Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình từ khoảng 600 – 700 m trở xuống, ở miền Nam từ khoảng 900 - 1000 m trở xuống.

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa biểu hiện rõ.

+ Đất có hai nhóm chính là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng và nhóm đất feralit ở vùng đồi núi thấp.

+ Sinh vật gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp, mưa nhiều, ẩm ướt

2. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

+ Ở miền Bắc, đại cận nhiệt đới gió mùa trên núi bắt đầu từ độ cao khoảng 600 – 700 m đến 2 600 m, ở miền Nam từ khoảng 900 – 1000 m đến 2 600 m.

+ Khí hậu mát mẻ, tổng nhiệt độ hoạt động năm dao động từ 4 500°C đến 7 500°C, mùa hạ mát, mưa nhiều, độ ẩm cao.

+ Nhiệt độ giảm làm hạn chế quá trình phân huỷ chất hữu cơ => hình thành các loại đất feralit mùn, đất xám mùn trên núi. 

+ Sinh vật phổ biến là các loài cận nhiệt đới, xen kẽ một số loài nhiệt đới. 

3. Đai ôn đới gió mùa trên núi

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2 600 m trở lên (có ở dãy Hoàng Liên Sơn).

+ Khí hậu mang tính chất ôn đới, tổng nhiệt độ hoạt động năm dưới 4 500°C, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông nhiệt độ xuống dưới 5°C.

+ Đất chủ yếu là đất mùn núi cao.

+ Thực vật ôn đới chiếm ưu thế

II. CÁC MIỀN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 3.2, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

Giải rút gọn:

- Phạm vi: bao gồm vùng đồi núi Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng cùng vùng biển, đảo phía đông. 

- Ranh giới: phía tây và tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây nam đồng bằng sông Hồng.

- Địa hình và đất: 

+ Địa hình đa dạng, đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng của các dãy núi theo hướng vòng cung, cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. 

+ Đất có nhiều loại khác nhau, tiêu biểu là đất feralit trên các loại đá mẹ ở vùng đồi núi thấp, đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng.

- Khí hậu: Miền chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh, khi các đợt không khí lạnh tràn xuống liên tục có thể dẫn đến hiện tượng rét đậm, rét hại. 

- Sông ngòi: Các sông lớn như sông Hồng, sông Chảy,... chảy theo hướng tây bắc đông nam. Khu vực Đông Bắc có các sông như sông Lô, sông Gâm, sông Lục Nam,... chảy theo hướng vòng cung.

- Sinh vật: phong phú và đặc sắc thuộc khu hệ thực vật Việt Bắc – Hoa Nam, có - tới 50% thành phần loài bản địa. 

- Khoáng sản: đa dạng 

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 2 và hình 3.3, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Giải rút gọn:

- Phạm vi: gồm khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và vùng biển duyên hải Bắc Trung Bộ từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế. 

- Ranh giới: của miền từ ranh giới với miễn Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tới dãy núi Bạch Mã.

- Địa hình và đất: 

+ Địa hình núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế, bị chia cắt mạnh và hiểm trở nhất nước ta. 

+ Nhóm đất feralit trên đá vôi và feralit trên các loại đá khác phổ biến ở vùng đồi núi; đất phù sa chủ yếu ở các đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An và dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.

- Khí hậu: Đặc trưng về khí hậu của miền là sự giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình năm tăng dẫn và biên độ nhiệt độ giảm từ Bắc vào Nam. 

- Sinh vật: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có sự hội tụ của nhiều luồng sinh vật, đặc biệt là luồng Hi-ma-lay-a - Vân Quý, Ấn Độ – Mi-an-ma và Ma-lai-xi-a - In-đô-nê-xi-a. 

- Khoáng sản: có sắt ở Hà Tĩnh; đồng ở Sơn La, Lào Cai; a-pa-tít ở Lào Cai; crôm ở Thanh Hoá; thiếc ở Nghệ An; vật liệu xây dựng ở nhiều địa phương....

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 2 và hình 3.4, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Giải rút gọn:

* Phạm vi: Gồm khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ cùng vùng biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo.

* Ranh giới: từ dãy núi Bạch Mã trở vào nam.

* Địa hình và đất:

- Địa hình:

+ Khá phức tạp, gồm các khối núi, các cao nguyên badan xếp tầng, đồng bằng châu thổ rộng lớn và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. 

+ Vùng biển với thểm lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên.

- Đất:

+ Ở vùng núi và cao nguyên chủ yếu là dất feralit trên đá badan và đất feralit trên các loại đá khác. 

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long ngoài đất phù sa sông màu mỡ còn có đất phèn, đất mặn; dải đồng bằng ven biển miền Trung có đất phù sa nhưng kém màu mỡ hơn. 

+ Ngoài ra trong miền còn có đất cát và dất xám trên phù sa cổ.

* Khí hậu:

+ Miền có khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm, biên độ nhiệt độ nhỏ, có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mùa khô kéo dài và gay gắt.

* Sông ngòi:

 - Nam Trung Bộ phần lớn là sông nhỏ, ngắn bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam đổ ra Biển Đông. 

- Ở đồng bằng sông Cửu Long, sông Tiền và sông Hậu phân chia thành nhiều chỉ lưu đổ ra biển.

* Cảnh quan thiên nhiên: Điển hình là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

- Ở vùng Tây Nguyên có kiểu rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá và rụng lá. 

- Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển rừng ngập mặn và rừng tràm.

* Khoáng sản: Nổi bật là dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa, bô-xít ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG THIÊN NHIÊN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. 

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục III và kiến thức đã học, hãy phân tích ảnh hưởng của sự phân hóa đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.

Giải rút gọn:

- Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc - nam, đặc biệt là phân hoá của khí hậu có ảnh hưởng tới quy hoạch, hướng chuyên môn hoá sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam. 

- Sự phân hoá đông – tây của thiên nhiên cũng ảnh hưởng tới hướng phát triển kinh tế – xã hội. Vùng ven biển và thềm lục địa hướng tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển. Vùng đồng bằng phát triển cây lương thực, chăn nuôi lợn, gia cầm; đây cũng là nơi thuận lợi cho việc định cư, tập trung các thành phố, đầu mối giao thông vận tải. Vùng đồi núi có nhiều thể mạnh về khoáng sản, lâm sản,.... 

- Sự phân hoá của thiên nhiên theo độ cao cũng tạo nên những nét độc đáo trong các ngành sản xuất và đời sống.

LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Câu hỏi: So sánh đặc điểm khí hậu và cảnh quan thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta.

Giải rút gọn:

 Phía BắcPhía Nam
Khí hậu

- Chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc của gió mùa Đông Bắc. 

 

- Có khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm, biên độ nhiệt độ nhỏ, 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Cảnh quanCảnh quan thiên nhiên có sự thay đổi theo mùa, theo khu vực.- Điển hình là đới rừng cận xích đạo gió mùa. 

Câu hỏi: Lập bảng tóm tắt đặc điểm của các đai cao ở nước ta về độ cao, khí hậu, đất và sinh vật.

Giải rút gọn:

 Đai nhiệt đới gió mùaĐai cận nhiệt đới gió mùa trên núiĐai ôn đới gió mùa trên núi
Độ cao

- Miền Bắc, trung bình từ khoảng 600 - 700 m trở xuống, 

- Miền Nam từ khoảng 900 – 1000 m trở xuống.

- Ở miền Bắc: từ độ cao khoảng 600 – 700 m đến 2 600 m, 

- Ở miền Nam từ khoảng 900 - 1000 m đến 2600m.

Từ 2 600 m trở lên (có ở dãy Hoàng Liên Sơn).

 

Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa biểu hiện rõ: 

- tổng nhiệt độ hoạt động năm trên 7500°C, 

- mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C), 

- độ ẩm thay đổi tuỳ nơi.

Khí hậu mát mẻ:

- tổng nhiệt độ hoạt động năm dao động từ 4 500°C đến 7 500°C,

-  mùa hạ mát (nhiệt độ trung bình tháng dưới 25°C), 

- mưa nhiều (trên 2 000 mm), 

- độ ẩm cao.

Mang tính chất ôn đới,

- tổng nhiệt độ hoạt động năm dưới 4 500°C, 

- quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, 

- mùa đông nhiệt độ xuống dưới 5°C.

 

Đất

Đất có hai nhóm chính: 

- Nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng 

- Nhóm đất feralit ở vùng đồi núi thấp

Do nhiệt độ giảm làm hạn chế quá trình phân huỷ chất hữu cơ

=> hình thành các loại đất feralit, đất xám mùn trên núi 

Đất chủ yếu là đất mùn núi cao.

 

Sinh vậtGồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp, mưa nhiều, ẩm ướt; các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa (rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng nhiệt đới khô,...); các hệ sinh thái khác phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt (rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn trên đất ngập mặn ven biển,...).

- Phổ biến là các loài cận nhiệt đới, xen kẽ một số loài nhiệt đới. 

- Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới như gấu, sóc,...

Thực vật ôn đới chiếm ưu thế 

Câu hỏi: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu ảnh hưởng của sự phân hoá thiên nhiên đến ngành nông nghiệp hoặc du lịch ở nước ta.

Giải rút gọn:

Ảnh hưởng của sự phân hóa thiên nhiên đến ngành nông nghiệp ở nước ta:

Sự phân hóa theo vĩ độ:

- Miền Bắc:

+ Trồng lúa nước là chủ yếu.

+ Cây vụ đông: khoai tây, su hào, cải bắp,...

- Miền Trung:

+ Cây lương thực: lúa, bắp,...

+ Cây công nghiệp: lạc, mía, bông,...

- Miền Nam:

+ Cây lúa nước 2 - 3 vụ/năm.

+ Cây ăn trái nhiệt đới: xoài, sầu riêng, bưởi,...

Sự phân hóa theo độ cao:

- Vùng núi:

+ Cây chè, cà phê, cây ăn quả ôn đới,...

+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Vùng đồng bằng:

+ Cây lúa nước, cây hoa màu.

+ Chăn nuôi lợn, bò, gà,...


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Địa lí 12 Kết nối tri thức bài 3, Giải bài 3 Địa lí 12 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải bài 3 Địa lí 12 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác