Lý thuyết trọng tâm Địa lí 12 Kết nối bài 12: Vấn để phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 12 kết nối tri thức bài 12: Vấn để phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 12. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ NGÀNH THỦY SẢN
Lâm nghiệp và thuỷ sản là các ngành không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế – xã hội mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Ngành lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta phát triển dựa trên thế mạnh nào, phát triển và phân bố ra sao?
I. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp
1. Thế mạnh và hạn chế
a) Thế mạnh
- Tổng diện tích rừng nước ta năm 2021 là hơn 14 745,2 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 69,0%, còn lại là rừng trồng; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42,0%.
- Rừng của nước ta có nhiều loại gỗ tốt như đinh, lim, nghiến, tấu,... cùng nhiều loại lâm sản khác có giá trị.
- Trên phạm vi cả nước, nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển được thành lập nhằm bảo tồn nguồn gen và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Mỗi năm, nước ta có khả năng khai thác hơn chục triệu mét khối gỗ, hàng trăm triệu cây tre, luồng, nứa,... phục vụ cho ngành chế biến gỗ, sản xuất giấy và các nhu cầu khác.
- Ngoài ra, các điều kiện về địa hình, đất, khí hậu thuận lợi cho công tác trồng rừng, khoanh nuôi tự nhiên và bảo vệ rừng. Nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp được triển khai như hỗ trợ, khuyến khích đầu tư bảo vệ, quản lí rừng tự nhiên; xã hội hoá nghề rừng, phát triển lâm nghiệp cộng đồng; phát triển nông lâm kết hợp,... tạo động lực thúc đẩy phát triển lâm nghiệp bền vững.
- Việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, chế biến sâu, phát triển sản phẩm, thương hiệu và thị trường,... được tăng cường trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp.
b) Hạn chế
- Chất lượng rừng thấp, chủ yếu là rừng thứ sinh mới phục hồi. Năng suất rừng trồng tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp.
- Sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến với người trồng rừng còn hạn chế.
2. Hiện trạng phát triển và phân bố
- Ngành lâm nghiệp có vai trò quan trọng về kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Năm 2021, giá trị sản xuất ngành chiếm khoảng 3% trong cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Trong thời gian qua, những tiến bộ khoa học – công nghệ đã được áp dụng vào tất cả các hoạt động của ngành lâm nghiệp như công nghệ sinh học và giống cây rừng, công nghệ chế biến lâm sản, trồng rừng, công nghệ điều tra, giám sát và quản lí cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng.... Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm:
+ Khai thác, chế biến lâm sản: Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng, khai thác rừng tự nhiên được quản lí chặt chẽ theo hướng bền vững. Vùng có sản lượng gỗ khai thác lớn nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tiếp đến là Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: Hoạt động trồng rừng được quan tâm đẩy mạnh, diện tích rừng trồng mới tập trung ngày càng tăng. Trung bình mỗi năm, nước ta trồng mới hơn 250 nghìn ha rừng tập trung. Công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng đã góp phần bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, bước đầu đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Vấn đề quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng
- Xây dựng và thực hiện chính sách quản lí hệ sinh thái rừng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững theo quy định của pháp luật.
- Rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ.
- Giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch,...
- Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị của rừng.
- Nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cho người dân vùng rừng; nâng cao năng lực của lực lượng trực tiếp quản lí, bảo vệ rừng thông qua việc tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo chuyên môn,... từ các dự án do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ.
- Trao quyền sử dụng đất rừng lâu dài cho chủ sử dụng; tăng cường quản lí rừng dựa vào cộng đồng, ổn định cuộc sống lâu dài với nghề rừng, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.
II. Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản
1. Thế mạnh và hạn chế
a) Thế mạnh
- Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú.
- Dọc bờ biển nước ta có nhiều vũng vịnh, đầm phá và các cánh rừng ngập mặn, có nhiều hệ thống sông, cửa sông ra biển
- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, trình độ người lao động được nâng cao.
- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng hiện đại.
- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước. Các mặt hàng thuỷ sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...
- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước dã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển của ngành thuỷ sản; đầu tư vốn; khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền biển, đảo,...
b) Hạn chế
- Hằng năm, bão, áp thấp nhiệt đới hạn chế số ngày ra khơi đánh bắt, gây thiệt hại cho nuôi trồng.
- Một số vùng ven biển và các lưu vực sông môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.
- Công nghệ khai thác, bảo quản và chế biến thuỷ sản ở một số vùng còn hạn chế.
2. Hiện trạng phát triển và phân bố
- Những năm gần đây, ngành thuỷ sản đã có bước phát triển đột phá, giá trị sản xuất của ngành chiếm 26,3% tổng giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta (năm 2021). Ngành nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ngành đánh bắt (3,5% so với 1,8% năm 2021).
- Tổng sản lượng thuỷ sản, trong đó cả khai thác và nuôi trồng đều tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2010 – 2021.
+ Khai thác thuỷ sản: Hoạt động khai thác xa bờ được đẩy mạnh, việc kiểm soát vùng đánh bắt và truy xuất nguồn gốc đánh bắt ngày càng được chú trọng. Vùng có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Nuôi trồng thuỷ sản: phát triển với tốc độ nhanh và có sản lượng luôn cao hơn sản lượng khai thác. Sản phẩm thuỷ sản ngày càng đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và các tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng đã qua chế biến của nước ta được xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Địa lí 12 KNTT bài 12: Vấn để phát triển ngành lâm, kiến thức trọng tâm Địa lí 12 kết nối tri thức bài 12: Vấn để phát triển ngành lâm, Ôn tập Địa lí 12 kết nối tri thức bài 12: Vấn để phát triển ngành lâm
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận