Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm Kết nối bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm

Trắc nghiệm Công nghệ 9 Mô đun Chế biến thực phẩm Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm công nghệ 9 chế biến thực phẩm KNTT. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của Trắc nghiệm có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Các tác nhân vật lí trong phương pháp bảo quản thực phẩm là

  • A. Bảo quản lạnh.
  • B. Sấy khô, phơi nắng.
  • C. Đóng hộp, bao gói kín.
  • D. Tia tử ngoại, sóng siêu âm, chiếu xạ.

Câu 2: Mục đích của phương pháp chiếu tia tử ngoại (UV) là

  • A. Phá hủy sinh vật.
  • B. Để chống mốc, vi khuẩn trong không khí, trên dụng cụ, bề mặt thực phẩm.
  • C. Làm rối loạn các tính chất sinh vật của tế bào vi khuẩn.
  • D. Làm mất khả năng sinh sản của vi sinh vật.

Câu 3: Mục đích của phương pháp sóng siêu âm là

  • A. Phá hủy sinh vật.
  • B. Để chống mốc, vi khuẩn trong không khí, trên dụng cụ, bề mặt thực phẩm.
  • C. Làm rối loạn các tính chất sinh vật của tế bào vi khuẩn.
  • D. Làm mất khả năng sinh sản của vi sinh vật.

Câu 4: Mục đích của phương pháp phóng xạ ion là

  • A. Phá hủy sinh vật.
  • B. Để chống mốc, vi khuẩn trong không khí, trên dụng cụ, bề mặt thực phẩm.
  • C. Làm rối loạn các tính chất sinh vật của tế bào vi khuẩn, làm mất khả năng sinh sản của vi sinh vật.
  • D. Tăng thời gian bảo quản thực phẩm.

Câu 5: Khi bảo quản thực phẩm thịt, cá cần có những lưu ý nào?

  • A. Bảo quản thịt, cá ở nơi khô, ráo.
  • B. Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái.
  • C. Rửa thịt, cá thật sạch sau khi cắt, thái.
  • D. Nên để thịt, cá trong túi giấy sau khi cắt, thái.

Câu 6: Trong quá trình chế biến, thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm sẽ bị thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  • A. Nhiệt độ, áp suất, thời gian, phương pháp đóng hộp,...
  • B. Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, phương pháp nấu,...
  • C. Nhiệt độ, dinh dưỡng, thời gian, phương pháp nấu,...
  • D. Nhiệt độ, áp suất, thời gian, phương pháp nấu,...

Câu 7: Lưu ý khi bảo quản thực phẩm tươi sống là

  • A. Có thể bảo quản lạnh trong thời gian ngắn và đông lạnh khi chưa cần sử dụng ngay.
  • B. Bảo quản lạnh sau khi giết mổ.
  • C. Đun nấu thịt, cá sau khi cắt, thái.
  • D. Nên để thịt, cá trong túi giấy sau khi cắt, thái.

Câu 8: Cách bảo quản đậu, hạt khô, gạo là

  • A. Bảo quản trong các tủ đông lạnh.
  • B. Sơ chế sạch sẽ và bảo quản lạnh.
  • C. Khử khuẩn bằng các tác nhân vật lí.
  • D. Để trong hộp, lọ kín,... bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ.

Câu 9: Cách chọn thực phẩm bơ tươi ngon là

  • A. Bơ màu vàng đậm, vị ngậy, không chảy nước, không có mùi lạ, bề mặt mịn màng, có mùi thơm đặc trưng.
  • B. Bơ màu vàng tươi, vị ngậy, không chảy nước, không có mùi lạ, bề mặt sần sùi, có mùi thơm đặc trưng.
  • C. Bơ màu vàng đậm, vị ngậy, không chảy nước, có mùi đặc trưng, bề mặt mịn màng, có mùi thơm đặc trưng.
  • D. Bơ màu vàng tươi, vị ngậy, không chảy nước, không có mùi lạ, bề mặt mịn màng, có mùi thơm đặc trưng.

Câu 10: Thực phẩm giàu lodine thường có trong thực phẩm nào?

  • A. Gạo, ngô, cá mực, rau bắp cải.
  • B. Rau bắp cải, cá ngừ, táo, dâu tây.
  • C. Súp lơ xanh, cá mực, trứng, cá ngừ.
  • D. Rau bắp cải, cá mực, rong biển, sữa, tôm.

Câu 11: Các cách làm khô bằng năng lượng tự nhiên là

  • A. Năng lượng gió, nước,...
  • B. Năng lượng mặt trời, gió,...
  • C. Năng lượng mặt trời, nước,...
  • D. Năng lượng điện, gió,...

Câu 12: Lợi ích của phương pháp làm khô nhân tạo là

  • A. Giảm thời gian làm khô, giảm diện tích nhà xưởng, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • B. Tăng thời gian làm khô, giảm diện tích nhà xưởng, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • C. Giảm thời gian làm khô, tăng diện tích nhà xưởng, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • D. Tăng thời gian làm khô, tăng diện tích nhà xưởng, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Câu 13: Lợi ích của phương pháp ướp là

  • A. Làm cho cảnh quan, mùi vị, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm thay đổi.
  • B. Làm cho cảnh quan, mùi vị, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm không thay đổi; dễ dàng thực hiện và giá thành cao.
  • C. Làm cho cảnh quan, mùi vị, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm thay đổi nhưng vẫn được áp dụng phổ biến do dễ dàng thực hiện và giá thành rẻ.
  • D. Làm cho cảnh quan, mùi vị, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm thay đổi tuy nhiên giá thành thực hiện cao.

Câu 14: Nhược điểm của phương pháp điều chỉnh độ pH của thực phẩm là

  • A. Đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • B. Gia tăng sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.
  • C. Thời gian bảo quản không dài, ảnh hưởng đến hương vị và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
  • D. Thời gian bảo quản dài, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là ưu điểm của phương pháp sử dụng các chất sát khuẩn?

  • A. Gia tăng sự phát triển của vi sinh vật gây hỏng thực phẩm.
  • B. Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm.
  • C. Giúp tiêu diệt sự phát triển của vi sinh vật gây hỏng thực phẩm.
  • D. Giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật gây hỏng thực phẩm.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là ưu điểm khi sử dụng các phụ gia thực phẩm có tính sát khuẩn?

  • A. Dễ dàng thực hiện, hiệu quả cao.
  • B. Nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm cao.
  • C. Sử dụng phổ biến tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẫn cơ sở có quy mô lớn.
  • D. Ít làm thay đổi cảnh quan, mùi vị thực phẩm và giá thành thấp.

Câu 17: Chất sát khuẩn sinh học phytoncid có ở thực phẩm nào?

  • A. Củ hành, củ tỏi.
  • B. Trứng chim, trứng cá.
  • C. Củ hành, trứng cá.
  • D. Củ tỏi, trong nước mắt, các mô.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là ưu điểm của phương pháp chiếu tia tử ngoại (UV)?

  • A. Không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của thực phẩm.
  • B. Được áp dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp.
  • C. Làm thay đổi thành phần dinh dưỡng và mùi vị ban đầu của thực phẩm.
  • D. Đem lại hiệu quả cao.

Câu 19: Phương pháp bảo quản thực phẩm nào làm biến đổi về cảm quan và thành phần cấu tạo?

  • A. Phương pháp đóng hộp.
  • B. Phương pháp phóng xạ ion.
  • C. Phương pháp ngâm đường.
  • D. Phương pháp bảo quản lạnh.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lưu ý bảo quản chất dinh dưỡng có trong rau, củ, quả, hạt tươi?

  • A. Rửa rau thật sạch, chỉ nên cắt, thái sau khi rửa, không để rau khô héo.
  • B. Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn.
  • C. Nên để trong hộp, lọ kín,...
  • D. Nên sơ chế sạch sẽ và bảo quản lạnh trong thời gian ngắn.

Câu 21: Nếu kết hợp ướp muối với bảo quản ở nhiệt độ thấp, thời gian sử dụng thực phẩm diễn ra như nào?

  • A. Thời gian sử dụng từ 3 - 5 ngày.
  • B. Thời gian sử dụng trên 10 ngày.
  • C. Thời gian sử dụng ngắn hạn.
  • D. Thời gian sử dụng lâu hơn.

Câu 22: Các phụ gia thực phẩm có tính sát khuẩn là

  • A. Sorbic acid, kali nitrat, propionic acid,...
  • B. Sorbic acid, sodium benzoate, propionic acid,...
  • C. Đường hóa học, sodium benzoate, propionic acid,...
  • D. Sorbic acid, sodium benzoate, glucose,...

Câu 23: Hình ảnh dưới đây thể hiện phương pháp bảo quản thực phẩm nào?

Cách bảo quản thịt, cá tươi lâu, giữ dinh dưỡng

  • A. Phương pháp đóng hộp.
  • B. Phương pháp tiệt trùng.
  • C. Phương pháp làm khô tự nhiên.
  • D. Phương pháp ướp muối.

Câu 24: Hình ảnh dưới đây thể hiện phương pháp bảo quản thực phẩm nào?

5 nguy cơ tiềm ẩn của thực phẩm đóng hộp | Giáo dục Việt Nam

  • A. Phương pháp đóng hộp.
  • B. Phương pháp tiệt trùng.
  • C. Phương pháp làm khô tự nhiên.
  • D. Phương pháp ướp muối.

Câu 25: Hình ảnh dưới đây thể hiện phương pháp bảo quản thực phẩm nào?

Thịt lợn gác bếp xào tỏi - Báo Quảng Ninh điện tử

  • A. Phương pháp đóng hộp.
  • B. Phương pháp tiệt trùng.
  • C. Phương pháp làm khô tự nhiên.
  • D. Phương pháp ướp muối.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác