Giải VBT Công nghệ chế biến thực phẩm 9 Kết nối bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm
Giải chi tiết VBT Công nghệ chế biến thực phẩm 9 kết nối tri thức bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
CHƯƠNG 1 – DINH DƯỠNG VÀ THỰC PHẨM
BÀI 2 – LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM
Câu 1: Nguồn thực phẩm hiện nay rất đa dạng (Hình 2.1), làm thế nào để lựa chọn thực phẩm và giữ nguyên hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm với mục tiêu xây dựng chế độ ăn hợp lí, tốt cho sức khỏe?
Bài giải chi tiết:
Để lựa chọn thực phẩm và giữ nguyên hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm với mục tiêu xây dựng chế độ ăn hợp lí, tốt cho sức khỏe cần:
- Lựa chọn thực phẩm theo nhóm.
- Bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Câu 2: Kể tên một số loại thực phẩm mà em biết. Theo em, có những nhóm thực phẩm nào ? Hãy phân chia các thực phẩm và kể tên vào từng nhóm thực phẩm đó.
Bài giải chi tiết:
- Một số loại thực phẩm mà em biết: gạo, ngô, thịt lợn, thịt gà, mỡ động vật, dầu thực vật, cà rốt, súp lơ, thịt bò, rau bắp cải.
- Các nhóm thực phẩm là:
+ Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, chất đường, chất xơ.
+ Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.
+ Nhóm thực phẩm giàu chất béo.
+ Nhóm thực phẩm giàu vitamin.
+ Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng.
- Phân chia các thực phẩm vào từng nhóm là:
+ Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, chất đường, chất xơ: gạo, ngô.
+ Nhóm thực phẩm giàu chất đạm: thịt lợn, thịt gà.
+ Nhóm thực phẩm giàu chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật.
+ Nhóm thực phẩm giàu vitamin: cà rốt, súp lơ.
+ Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng: thịt bò, rau bắp cải.
Câu 3: Kết hợp với nội dung đã học và hiểu biết cá nhân, hãy phân biệt gạo nếp, gạo tẻ và nêu cách lựa chọn gạo ngon.
Bài giải chi tiết:
- Cách phân biệt gạo nếp, gạo tẻ:
+ Gạo nếp: hạt tròn suôn hai đầu, màu trắng đục, hạt gạo mềm, mát.
+ Gạo tẻ: màu hơi trắng đục, thân hạt hơi dài, hình bầu dục.
- Cách lựa chọn gạo:
Chọn gạo có hạt đều nhau, không lẫn hạt lép, hạt nhỏ; ít đục, ít rạn nứt, rắn chắc, săn đều; không sâu mọt, mốc, không nát và có mùi thơm đặc trưng.
Câu 4: Đọc nội dung mục I.1 kết hợp với hiểu biết từ thực tiễn, hãy kể tên một số loại thực phẩm giàu tinh bột, chất xơ và nêu cách lựa chọn thực phẩm đó.
Bài giải chi tiết:
- Một số loại thực phẩm giàu tinh bột, chất xơ là: gạo, ngô, đậu xanh.
- Cách lựa chọn các thực phẩm trên là:
+ Gạo: Chọn gạo có hạt đều nhau, không lẫn hạt lép, hạt nhỏ; ít đục, ít rạn nứt, rắn chắc, săn đều; không sâu mọt, mốc, không nát và có mùi thơm đặc trưng.
+ Ngô: chọn bắp mập, hạt đều và dày; tách vỏ để xem bắp có nhiều hạt không; lấy móng tay bấm vào hạt, nếu có nước màu trắng sữa là ngô non, nếu hạt cứng và khô là ngô già.
+ Đậu xanh: chọn loại vỏ màu xanh mượt, trơn láng, hạt ngắn, tròn đều, nặng tay; không sâu mọt, vụn nát, không lẫn đất, cát, đá, sỏi.
Câu 5: Đọc nội dung mục I.2, kết hợp với hiểu biết thực tế, hãy kể tên một số loại thực phẩm giàu chất đạm và nêu cách lựa chọn loại thực phẩm giàu chất đạm tươi ngon.
Bài giải chi tiết:
- Một số loại thực phẩm giàu chất đạm: thịt lợn, thịt gà, đậu tương.
- Cách lựa chọn loại thực phẩm giàu chất đạm tươi ngon:
+ Thịt lợn: có màu hồng, săn chắc, da mỏng, lấy ngón tay ấn vào thịt không để lại dấu vết, miếng thịt không nhão hay chảy xệ, không có mùi vị lạ như ôi thiu, mùi hàn the, mùi thuốc kháng sinh.
+ Thịt gà: có màu trắng ngà hoặc hơi vàng nhẹ; thịt gà có màu hồng nhạt, khô chắc
+ Đậu tương: hạt tròn đều, săn chắc, vỏ vàng, láng bóng; cho tay nắm thấy hạt đậu trơn tuột, khô ráo, không xuất hiện mùi lạ.
Câu 6: Kết hợp nội dung đã học và hiểu biết cá nhân, hãy phân biệt các loại thịt lợn trong Hình 2.2 dưới đây và nêu cách lựa chọn thịt lợn tươi ngon.
Bài giải chi tiết:
- Phân biệt các loại thịt trong Hình 2.2:
Hình | Tên thịt | Đặc điểm |
a | thịt nạc vai | Miếng thịt dày, đầy đặn; vừa có mỡ, vừa có nạc, tỉ lệ mỡ và nạc cân bằng; khi cắt ngang thớ thịt thường có những vân mỡ màu trắng xen giữa thịt. |
b | thịt ba chỉ | Miếng thịt có phần mỡ và nạc xen kẽ, xếp lớp nhau. |
c | thịt mông | Miếng thịt có lớp bì, mỡ và nạc được phân tách rõ ràng; phần thịt nạc dày, không còn gân; da bì mỏng. |
d | thịt thăn | Phần thịt nạc không có mỡ, thịt mềm, thớ nhỏ, màu hồng nhạt, có độ kết dính cao. |
- Cách lựa chọn thịt tươi ngon:
Có màu hồng, săn chắc, da mỏng, lấy ngón tay ấn vào thịt không để lại dấu vết, miếng thịt không nhão hay chảy xệ, không có mùi vị lạ như ôi thiu, mùi hàn the, mùi thuốc kháng sinh.
Câu 7: Đọc nội dung mục I.1 kết hợp với hiểu biết từ thực tiễn, hãy kể tên một số loại thực phẩm giàu tinh bột, chất xơ và nêu cách lựa chọn thực phẩm đó.
Bài giải chi tiết:
- Một số loại thực phẩm giàu tinh bột, chất xơ là: gạo, ngô, đậu xanh.
- Cách lựa chọn các thực phẩm trên là:
+ Gạo: Chọn gạo có hạt đều nhau, không lẫn hạt lép, hạt nhỏ; ít đục, ít rạn nứt, rắn chắc, săn đều; không sâu mọt, mốc, không nát và có mùi thơm đặc trưng.
+ Ngô: chọn bắp mập, hạt đều và dày; tách vỏ để xem bắp có nhiều hạt không; lấy móng tay bấm vào hạt, nếu có nước màu trắng sữa là ngô non, nếu hạt cứng và khô là ngô già.
+ Đậu xanh: chọn loại vỏ màu xanh mượt, trơn láng, hạt ngắn, tròn đều, nặng tay; không sâu mọt, vụn nát, không lẫn đất, cát, đá, sỏi.
Câu 8: Hãy kể tên và trình bày cách chọn một số loại thực phẩm giàu vitamin mà em và gia đình em hay sử dụng.
Bài giải chi tiết:
Kể tên và trình bày cách chọn một số loại thực phẩm giàu vitamin mà em và gia đình em hay sử dụng là:
Tên | Cách chọn |
Cà rốt | Củ thuôn hai đầu, vỏ sáng bóng, cuống màu xanh thẫm, tươi nguyên. |
Rau muống | Chọn bó rau dài, ít lá, thân dài, màu xanh mướt, cuống nhỏ, đốt thưa, bấm thấy giòn. |
Ổi | Chọn quả nhẵn bóng, mịn màng, màu xanh mướt, cuống lá còn tươi. |
Câu 9: Hãy kể tên một số cách bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm trong khi chế biến tại gia đình em.
Bài giải chi tiết:
Một số cách bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm trong khi chế biến tại gia đình em:
- Cho thực phẩm vào luộc, nấu khi nước đã sôi.
- Tùy loại thực phẩm mà sử dụng nhiệt độ đun nấu khác nhau.
- Hạn chế khuấy, đảo nhiều khi nấu.
- Hạn chế hâm nóng thức ăn nhiều lần sau bảo quản.
Câu 10: Dựa vào kiến thức của mục II, kết hợp vói các thực phẩm trong thực đơn của gia đình em, hãy hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 2.2 về các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm trước khi chế biến.
Bài giải chi tiết:
Loại thực phẩm | Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng |
Thịt | Không ngâm, rửa sau khi thái, cắt. |
Rau xanh | Không để khô héo; chỉ thái, cắt sau khi rửa. |
Quả | Gọt vỏ trước khi ăn. |
Gạo | Không vo, rửa quá kĩ. |
Câu 11: Trình bày các cách bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm thường áp dụng tại gia đình em.
Bài giải chi tiết:
Các cách bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm thường áp dụng tại gia đình em là:
- Đối với thịt, cá: chỉ ngâm, rửa thịt, cá trước khi cắt, thái.
- Rau, củ, quả ăn sống: gọt vỏ trước khi ăn, bảo quản trong tủ lạnh trong thời gian ngắn.
- Gạo: không vo và rửa quá kĩ.
- Cho thực phẩm vào luộc, nấu khi nước đã sôi.
- Tùy loại thực phẩm mà sử dụng nhiệt độ đun nấu khác nhau.
- Hạn chế khuấy, đảo nhiều khi nấu.
- Hạn chế hâm nóng thức ăn nhiều lần sau bảo quản.
Câu 12: Hãy kể tên một số thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp làm khô mà em biết.
Bài giải chi tiết:
Một số thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp làm khô mà em biết:
- Thóc.
- Lạc.
- Thịt gác bếp.
- Trái cây sấy.
Câu 13: Từ nội dung kiến thức đã học, kết hợp với thực tế tại địa phương, hãy nêu cách lựa chọn thực phẩm và phân tích các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm ở gia đình em.
Bài giải chi tiết:
* Cách lựa chọn thực phẩm ở gia đình em đảm bảo có thuộc các nhóm thực phẩm sau:
+ Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, chất đường, chất xơ.
+ Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.
+ Nhóm thực phẩm giàu chất béo.
+ Nhóm thực phẩm giàu vitamin.
+ Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng.
* Các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm ở gia đình em:
- Bảo quản trong tủ lạnh: Đảm bảo thực phẩm tươi được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giữ nguyên hàm lượng chất dinh dưỡng.
- Sử dụng bao bì kín: Đóng gói thực phẩm trong túi chống hơi nước hoặc hũ đậy kín để ngăn chặn sự tiếp xúc với không khí và ôxy hóa, giữ cho chất dinh dưỡng không bị mất đi.
- Bảo quản thực phẩm khô: Nếu sử dụng thực phẩm khô như hạt và quả khô, chọn những sản phẩm có màu sắc tươi sáng và hương vị tốt. Bảo quản chúng trong hũ đậy kín hoặc túi chống hơi nước để giữ cho chất dinh dưỡng không bị mất đi và ngăn chặn sự oxy hóa.
Câu 14: Kĩ sư công nghệ thực phẩm là tên gọi dành cho những người làm công tác theo dõi, kiểm tra quá trình sản xuất thực phẩm, chất lượng sản phẩm và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Kĩ sư công nghệ thực phẩm có thể làm việc tại các công ty thực phẩm, viện nghiên cứu về thực phẩm, các trường đại học, cơ quan có chuyên ngành liên quan đến thực phẩm. Em nhận thấy bản thân mình có phù hợp với ngành nghề này không? Tại sao?
Bài giải chi tiết:
Bản thân em cảm thấy mình phù hợp với ngành nghề này. Lí do: Bản thân em rất thích làm công việc kiểm tra chất lượng thực phẩm, em có hiểu biết về quy trình sản xuất, và mong muốn góp phần vào việc cải thiện chất lượng và an toàn thực phẩm. Em mong muốn đảm bảo sức khỏe cộng đồng thông qua việc cung cấp thực phẩm an toàn và chất lượng.
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Công nghệ chế biến thực phẩm 9 kết nối , Giải VBT Công nghệ chế biến thực phẩm 9 KNTT, Giải VBT Công nghệ chế biến thực phẩm 9 bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận