Soạn ngắn gọn Hóa học 11 bài 16: Alcohol

Soạn siêu ngắn bài 16: Alcohol Hóa học 11 Cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

BÀI 16. ALCOHOL

Bài 1: Chất X có trong thành phần của bia. Nếu lạm dụng, chất X...

Đáp án:

X là ethanol - một alcohol.

 

I. KHÁI NIỆM VÀ DANH PHÁP

Bài 1: Cho các chất A, B, C, D và E có công thức cấu tạo như sau...

Đáp án:

  1. a) Đặc điểm chung : nhóm hydroxy (-OH) liên kết với gốc hydrocarbon.

  2. b) Hợp chất E không phải alcohol vì nhóm -OH gắn trực tiếp với vòng thơm nên thuộc loại hợp chất phenol.

Bài 2: Viết công thức cấu tạo, gọi tên thay thế và tên thông thường...

Đáp án:

Đồng phân

CTCT thu gọn

Tên gọi thay thế

Tên gọi thông thường

 

CH3-CH2-CH2-CH2-OH

Butan-1-ol

Butyl alcohol

 

CH3-CH(CH3)CH2OH

2-methylpropan-1- ol

Isobutyl alcohol

 

CH3-CH2-CH(OH)-CH3

Butan-2-ol

 

 

CH3-C(OH)(CH3)-CH3

2-methylpropan-2-ol

Tertbutyl alcohol

 

Bài 3: Một alcohol X có công thức phân tử là C2H6O2. Ở điều kiện thường...

Đáp án:

X có công thức cấu tạo là HO-CH2-CH2-OH

Tên thay thế: ethane-1,2-diol.

Tên thông thường: ethylene glycol.

 

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Bài 1: Vì sao ethanol có khả năng tan vô hạn trong nước?

Đáp án:

Do phân tử alcohol có thể tạo liên kết hydrogen với nhau và với nước.

 

Bài 2: Cho các chất có công thức...

Đáp án:

Chất

Nhiệt độ sôi (°C)

C2H6

-88,6 °C

C2H5Cl

12,3 °C

C2H5OH

78,3 °C

C6H5CH2OH

205,0 °C

 

Phân tử của dẫn xuất halogen phân cực nên chúng có nhiệt độ sôi cao hơn hydrocarbon có phân tử khối tương đương.

=>  C2H5Cl > C2H6.

Alcohol có nhiệt độ sôi cao hơn hydrocarbon, dẫn xuất halogen có phân tử khối tương đương do các phân tử alcohol có thể tạo liên hết hydrogen với nhau và với nước.

=> C2H5OH > C2H5Cl > C2H6.

C6H5CH2OH có nhiệt độ sôi lớn hơn C2H5OH vì có phân tử khối lớn hơn.

=> C6H5CH2OH > C2H5OH > C2H5Cl > C2H6.

 

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Bài 1: Đun hỗn hợp methanol và ethanol với dung dịch sulfuric acid đặc...

Đáp án:

Thu được những ether sau: CH3OCH3; C2H5OC2H5; CH3OC2H5.

Các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra:

2CH3OH −−−−−−→CH3OCH3 + H2O

2C2H5OH−−−−−−→C2H5OC2H5 + H2O

CH3OH + C2H5OH−−−−−−→CH3OC2H5 + H2O

Bài 2: So sánh alkene sinh ra khi đun...

Đáp án:

PTHH: 

CH3CH2CH2OH →H2SO4đ CH3CH=CH2 + H2O

CH3CH(OH)CH3 →H2SO4đ CH3CH=CH2 + H2O

=> alkene sinh ra khi đun propan-1-ol và propan-2-ol với dung dịch sulfuric acid đặc ở nhiệt độ thích hợp đều là CH3CH=CH2.

Bài 3: Đốt cháy ethyl alcohol...

Đáp án:

PTHH: C2H5OH+3O2 →to  2CO2+3H2O

Bài 4: Cho biết sản phẩm sinh ra khi oxi hoá propyl alcohol và...

Đáp án:

Sản phẩm sinh ra: propanal (CH3CH2CHO) và propanone (CH3COCH3).

CH3CH2CH2OH + CuO →to CH3CH2CHO + Cu + H2O

CH3CH(OH)CH3 + CuO →to CH3COCH3 + Cu + H2O

Bài 5: Có ba ống nghiệm chứa các dung dịch sau...

Đáp án:

Cho các chất lần lượt vào mỗi ống nghiệm riêng biệt và đánh stt.

- Nhỏ dung dịch CuSO4/NaOH  vào các ống nghiệm rồi lắc đều.

+ Xuất hiện kết tủa xanh lam => Glyxerol.

+ Không có hiện tương => allyl alcohol, ethanol (2)

- Nhỏ dung dịch Br2 vào 2 ống nghiệm(2), rồi lắc đều:

Dung dịch bromie mất màu => allyl alcohol.

PTHH: 

CH2=CH-CH2OH + Br2 → CH2Br-CHBr-CH2OH

Còn lại là ống nghiệm chứa ethanol.

Bài 6: Hoà tan copper(II) hydroxide bằng glycerol...

Đáp án:

Hiện tượng: Phản ứng tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh.

  • Ống nghiệm 1: nhỏ dung dịch ethanol => không có hiện tượng xảy ra.

  • Ống nghiệm 2: nhỏ dung dịch glixerol => thấy tạo phức màu xanh thẫm.

PTHH:  2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

IV. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ

Bài 1: Vì sao ethanol được sử dụng để làm nhiên liệu?

Đáp án:

Do phản ứng đốt cháy ethanol tỏa nhiều nhiệt nên ethanol được dùng cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm hoặc được pha vào xăng dùng cho động cơ đốt trong.

PTHH: C2H5OH+3O2 →to  2CO2+3H2O        ΔrHo298 = -1 300 kJ.

Bài 2: Tìm hiểu và cho biết xăng E5 là gì. Em hiểu thế nào về "xăng sinh học"?

Đáp án:

Xăng E5 là xăng có 5% ethanol theo thể tích.

Bản chất của tên gọi là "xăng sinh học" là vì cồn sinh học ethanol  dùng để phối trộn xăng được chế biến thông qua quá trình lên men các sản phẩm hữu cơ như tinh bột, cellulose, ...

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn Hóa học 11 cánh diều bài 16: Alcohol , Soạn ngắn hóa học 11 cánh diều tri thức bài 16: Alcohol

Bình luận

Giải bài tập những môn khác