Soạn ngắn gọn Hóa học 11 bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Soạn siêu ngắn bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate Hóa học 11 Cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7. SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE

Bài 1: Nhãn dán trên chai đựng dung dịch sulfuric acid...

Đáp án:

Ý nghĩa: cảnh báo sự nguy hiểm của sulfuric acid gây bỏng da khi rơi vào da. Vì sulfuric acid là một acid hút nước mạnh, quá trình hòa tan tỏa nhiệt lượng lớn.

I. SULFURIC ACID

Bài 1: Hãy viết công thức Lewis của phân tử H2SO4.

Đáp án:

Bài 2: Tính oxi hoá của dung dịch sulfuric acid loãng và dung dịch sulfuric acid đặc...

Đáp án:

Hiện tượng:

Ống nghiệm (1): Không có hiện tượng xảy ra.

Ống nghiệm (2): Mảnh đồng màu đỏ tan dần trong dung dịch acid H2SO4 đặc, nóng, dung dịch chuyển thành màu xanh và thấy hiện tượng sủi bọt khí mùi hắc do sulfur dioxide (SO2) sinh ra.

PTHH: Cu + 2H2SO4 → CuSO4+ SO2↑ + 2H2O

Chất khử: Cu; Chất oxi hóa: H2SO4

Cu → Cu+2 + 2e

S+6 + 2e → S+4

Bài 3: Tính háo nước và tính oxi hoá của dung dịch sulfuric acid đặc...

Đáp án:

Khi nhỏ sulfuric acid đặc vào đường kính hoặc tinh bột (bột gạo/ bột mì), ta thấy đường hoặc tinh bột (bột gạo/ bột mì) nhanh chóng hóa đen, sau đó khối rắn tăng thể tích rất nhanh và thoát khí mùi hắc (SO2)

Phương trình hoá học của các phản ứng:

C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O

(C6H10O5)n + H2SO4 đặc → 6nC + H2SO4.5nH2O

C + 2H2SO4 → 12CO2↑ + 2SO2↑ + 2H2O

 

Bài 4: Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng giữa dung dịch sulfuric...

Đáp án:

H2SO4 + Zn → ZnSO4 + H2

H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O

H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O

Bài 5: Số oxi hoá lớn nhất của sulfur trong các hợp chất là...

Đáp án:

Vì S có số oxi hóa là +6 - số oxi hóa cao nhất của sulfur trong hợp chất nên không thể nhường electron để thể hiện tính khử. 

Bài 6: Dự đoán hiện tượng xảy ra khi cho vài giọt dung dịch sulfuric...

Đáp án:

Tinh bột (hạt cơm) nhanh chóng hóa đen, sau đó khối rắn tăng thể tích rất nhanh và thoát khí mùi hắc (SO2)

PTHH:

(C6H10O5)n + H2SO4 đặc → 6nC + H2SO4.5nH2O

C + 2H2SO4 → 12CO2↑ + 2SO2↑ + 2H2O

Bài 7: Phòng thí nghiệm có một lọ đựng dung dịch sulfuric acid...

Đáp án:

Sử dụng nước vôi Ca(OH)2 để kết tủa ion SO42−.

H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + H2O

Bài 8: "Nhờ có chất xúc tác nên phản ứng giữa SO2 và O2...

Đáp án:

Phát biểu trên là sai.

Vì chất xúc tác giúp hệ đạt nhanh tới trạng thái cân bằng bằng cách tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch với số lần bằng nhau.

Bài 9: Quá trình sản xuất sulfuric acid có thể ảnh hưởng đến môi...

Đáp án:

Trong có trình sản xuất sulfuric acid có quá trình đốt cháy khoáng vật pyrite tạo sulfur dioxide.

  • Sulfur dioxide là nguyên nhân quan trọng gây mưa acid.

  • Khí sulfur dioxide sẽ tạo cảm giác khó thở, gây ra bệnh viêm đường hô hấp, đau mắt, giảm pH của máu, làm rối loạn nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể, làm giảm khả năng vận chuyển oxygen của hồng cầu.

Biện pháp như:

  • Thay thế bằng nhiên liệu thân thiện môi trường, kết hợp với khai thác các nguồn năng lượng tái tạo.

  • Dẫn khí thải của các nhà máy vào tháp hoặc bồn chứa các chất hấp phụ phù hợp trước khi thải khí ra môi trường.

  • Chuyển hoá sulfur dioxide thành các chất ít gây ô nhiễm hơn.

II. MUỐI SULFATE

Bài 1: Hai chất phụ gia thực phẩm đều màu trắng là bột thạch cao nung...

Đáp án:

Sử dụng HCl để phân biệt:

  • Bột tan trong HCl tạo khí: baking soda (NaHCO3).

  • Bột không tan HCl: Thạch cao nung.

PTHH: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Bài 2: Trình bày cách sử dụng dung dịch barium hydroxide...

Đáp án:

 Cho lần lượt các mỗi chất vào một ống nghiệm có đánh stt tương ứng: 

Cho dung dịch Ba(OH)2 lần lượt vào từng ống nghiệm và lắc đều đến khi tan hết, nếu:

- Xuất hiện kết tủa và khí có mùi khai => (NH4)2SO4

Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O

- Xuất hiện khí có mùi khai => NH4Cl

Ba(OH)2 + 2NH4Cl → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O

- Không hiện tượng => NaNO3

BÀI TẬP CUỐI SGK

Bài 1: a) Tính thể tích dung dịch H2SO4 98%...

Đáp án:

Zn(s) + H2SO4(aq) ZnSO4(aq) + H2(g)

ZnO(s) + H2SO4(aq) ZnSO4(aq) + H2O(l)

Ba(OH)2(aq) + H2SO4(aq) BaSO4(s) + 2H2O(l)

Na2CO3(aq) + H2SO4(aq) Na2SO4(aq) + CO2(g) + H2O(l)

Bài 2: Các ao, hồ, suối, sông quanh miệng núi lửa thường có môi trường acid...

Đáp án:

Sulfur dioxide được sinh ra từ núi lửa, ở nhiệt độ cao trong không khí sulfuric dioxide tác dụng với oxygen tạo sulfur trioxide. Khi gặp nước, sulfur trioxide tan tạo dung dịch sulfuric acid.

SO2 + 1/2O2 → SO3

SO3 + H2O → H2SO4

Bài 3: Dựa vào tính chất nào để phân biệt nhanh muối...

Đáp án:

Ta cho chúng tác dụng với nước: magnesium sulfate  hút nước, barium sulfate không tác dụng với nước.

Bài 4: Viết phương trình hoá học của các phản ứng theo...

Đáp án:

FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

SO2 + 1/2O2 → SO3

SO3 + H2O → H2SO4

NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn Hóa học 11 cánh diều bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate, Soạn ngắn hóa học 11 cánh diều tri thức bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Bình luận

Giải bài tập những môn khác