Soạn giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 2 - Đọc Kết Nối Chủ Điểm. Biết Người, Biết Ta
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 2 - Tiết…: Đọc Kết Nối Chủ Điểm. Biết Người, Biết Ta sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TIẾT…: ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM. BIẾT NGƯỜI, BIẾT TA
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hiểu thêm về những mối quan hệ trong đời sống và cách nhìn con người, sự việc của tác giả dân gian.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu VB, hiểu thêm về những chân lí giản dị được thể hiện trong thơ ca dân gian.
3. Phẩm chất:
- Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh minh họa bài học;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Biết người, biết ta.
b. Nội dung: GV cho HS nêu cảm nhận về tranh minh họa bài học.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về tranh minh họa bài đọc.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu tranh minh họa bài đọc lên bảng, yêu cầu HS quan sát và nêu cảm nhận.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh để chuẩn bị nêu cảm nhận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS nêu cảm nhận của mình về tranh minh họa bài đọc.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài đọc: Chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay để hiểu về nội dung của bức tranh có trăng và đèn này nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về bài Biết người, biết ta.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin cơ bản bài Biết người, biết ta.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến thông tin ban đầu bài Biết người, biết ta.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nêu thể thơ, thể loại và nguồn dẫn của các văn bản trong bài Biết người, biết ta. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV yêu cầu, suy nghi về thể thơ, thể loại và nguồn dẫn của các văn bản trong bài Biết người, biết ta. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung - Thể thơ lục bát. - Thể loại: + VB (1), (2): Tục ngữ. + VB (3): Ca dao. - Trích trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2005. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của các văn bản trong bài Biết người, biết ta.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về bài Biết người, biết ta.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Biết người, biết ta.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn: + Hãy nêu nội dung của hai văn bản (1), (2), xác định biện pháp tu từ trong 2 văn bản đó và nêu tác dụng của chúng. + Theo em, trong hoàn cảnh, điều kiện nào thì “châu chấu”, “con sắt” có thể chiến thắng kẻ lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần? Sức mạnh “cơ bắp”, hình thể có phải lúc nào cũng giúp làm nên thắng lợi? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo bàn, xác định nội dung và biện pháp tu từ của 2 văn bản. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án. Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn đểu nêu bài học rút ra được từ văn bản 3. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo bàn để nêu bài học rút ra được từ văn bản 3. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 3: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo bàn, tổng kết về nội dung và nghệ thuật của các văn bản. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo bàn, tổng kết về nội dung và nghệ thuật của văn bản. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS tổng kết về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Văn bản (1), (2) - Các cặp hình ảnh: châu chấu – xe; con sắt – ông Đùng (ẩn dụ cho kẻ yếu thế và kẻ mạnh). Nội dung của 2 văn bản (1) và (2): Thắng lợi bất ngờ của châu chấu, con sắt trước xe và ông Đùng. - Ý nghĩa: + Trong hoàn cảnh, điều kiện đặc biệt, biết dựa vào tình thế và điểm yếu của đối phương, “châu chấu”, “con sắt” có thể chiến thắng kẻ lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần. + Sức mạnh “cơ bắp”, hình thể không phải lúc nào cũng giúp làm nên thắng lợi. 2. Văn bản (3) - Lời tự khoe của trăng hay đèn đều đáng ngờ vì cả hai đều có những hạn chế của mình khi đối mặt với thử thách (mây che, gió thổi). - Trăng chỉ sáng tỏ khi bầu trời không mây, đèn chỉ đủ sáng trong căn phòng không gió hoặc được che chắn cẩn thận.
III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Sử dụng thể lục bát, hình thức tục ngữ, ca dao quen thuộc với người Việt. - Sử dụng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nói quá để tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. 2. Nội dung - Bài học về việc biết người, biết ta có thể giúp yếu thắng mạnh, nhỏ thắng lớn, cũng như cần có đức tính khiêm tốn. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác