Soạn giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 1 - Thực Hành Tiếng Việt
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 1 - Tiết …: Thực Hành Tiếng Việt sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TIẾT …: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện phó từ.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức về phó từ vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đặt một câu có động từ hoặc tính từ và suy nghĩ trả lời câu hỏi “Tính từ, động từ có thể kết hợp với những từ nào trong câu?”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, đặt câu, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 cặp HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt đáp án: Tính từ, động từ trong câu có thể đi kèm với danh từ, cũng có thể đi kèm với phó từ. VD:
+ Động từ đi kèm với các phó từ: đã, sẽ, đang, vừa, mới,…
+ Tính từ đi kèm với các phó từ: rất, quá, lắm, hơi,…
- GV dẫn vào bài học: Để hiểu cụ thể hơn về phó từ, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết Thực hành tiếng Việt hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phó từ
a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm phó từ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phó từ.
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm phó từ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu ngữ liệu lên bảng: Vào những ngày ấy, nhà ông tưng bừng và chật ních người. - GV nêu câu hỏi: Trong câu trên, nếu không dùng từ “những” thì nghĩa của câu sẽ thế nào so với nghĩa của câu có từ “những”?. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc ngữ liệu, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt: Trong câu nêu trên, nếu không dùng từ “những” thì nghĩa của câu sẽ thay đổi. Từ “những” bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ “ngày”, cho người tiếp nhận thông tin biết được về khoảng thời gian của sự việc. - GV nêu nhận xét về phó từ. Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu ngữ liệu lên bảng và mời 1 HS đọc ngữ liệu: Có bận nó bỏ ăn, không đụng vòi đến một ngọn mía, một sợi cỏ. - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Trong câu trên, nếu không dùng từ “không” thì nghĩa của câu sẽ thế nào so với nghĩa của câu có chứa từ “không”?. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt: Trong câu trên, nếu không dùng từ “không” thì nghĩa của câu sẽ thay đổi, trở nên phi lí. Từ “không” bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ “đụng”. Nhiệm vụ 3: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu ngữ liệu lên bảng: + Em đói lắm! + Đi ra ngay! - GV đặt câu hỏi: Trong câu trên, từ “lắm” và “ra” bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc ngữ liệu, nghe GV hỏi và suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS trả lời trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt: + Từ “lắm” bổ sung ý nghĩa mức độ cho từ “đói”. + Từ “ra” bổ sung ý nghĩa phương hướng cho từ “đi”. - GV rút ra lưu ý khi sử dụng phó từ cho HS. | I. Khái niệm phó từ 1. Phó từ chuyên đi kèm trước danh từ
2. Phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ - Phó từ đứng trước động từ, tính từ
- Phó từ đứng sau động từ, tính từ * Lưu ý khi sử dụng phó từ trong quá trình đọc, viết, nói và nghe: - Khi nói và viết, nên dùng phó từ ở trước/ sau động từ, tính từ để làm cho sự vật, hiện tượng được nêu ở danh từ và hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất dược nêu ở động từ, tính từ trở nên rõ nghĩa hơn. Đó cũng là cách mở rộng thành phần câu, làm cho thông tin của câu trở nên cụ thể hơn. - Khi đọc và nghe, cần chú ý đến các phó từ đứng trước danh từ để biết được số lượng của sự vật và các phó từ đứng trước/ sau động từ, tính từ và biết các thông tin về mức độ, quan hệ thời gian, sự phủ định,… của hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác