Soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Nhận xét và giải thích được ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ thông qua bản đồ hoặc lược đồ phân bố dân cư.
  • Mô tả được một số hoạt động sản xuất truyền thống (trồng lúa nước, nghề thủ công,…) ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Mô tả được một hệ thống đê và nêu được vai trò của đê điều trong điều trị thủy.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
  • Giao tiếp hợp tác: tự tin trao đổi với thành viên nhóm cũng như trình bày trước lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thu thập thông tin, thể hiện sự quan tâm, thắc mắc về các vấn đề của vùng Đồng bằng Bắc Bộ từ đó so sánh đến địa phương, đánh giá vấn đề trên quan điểm cá nhân và đưa ra phương án giải quyết nếu có.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: Trình bày được một số đặc điểm về dân cư của vùng Đồng bằng Bắc Bộ; Kể được tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ; Nêu được tên và mô tả ngắn gọn một số hoạt động sản xuất của vùng; Trình bày được đặc điểm và vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: nhận xét và giải thích được ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ thông qua bản đồ hoặc lược đồ phân bố dân cư.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: tìm hiểu và giới thiệu về một làng nghề ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: thể hiện tình yêu Tổ Quốc qua việc tự hào về các sản vật của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Chăm chỉ: chủ động học tập, tìm hiểu về vùng Đồng bằng Bắc Bộ - vùng đất trù phú, giàu bản sắc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 1, 2 SHS tr.37 và trả lời câu hỏi: Các hình 1, 2 gợi cho em liên tưởng đến hoạt động sản xuất nào ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

 

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Hình 1 gợi cho em liên tưởng đến hoạt động làm gốm ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Hình 2 gợi liên tưởng đến hoạt động trồng lúa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 9 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư của vùng Đồng bằng Bắc Bộ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được dân cư của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

 
  


- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 3, đọc thông tin (SGK tr.38) để tham gia trò chơi “Trí nhớ siêu đẳng”.

 

- GV thông báo thể lệ và đọc các câu hỏi để HS tham gia trò chơi.

+ Đọc và quan sát hình trong 3 phút để ghi nhớ thông tin.

+ Gấp sách, dùng bảng con và phấn hoặc bút viết bảng để tham gia trò chơi.

+ GV đọc to câu hỏi, các HS ghi nhanh kết quả lên bảng và giơ đáp án.

- GV đưa ra một số câu hỏi:

+ Viết tên các dân tộc của vùng (mỗi dân tộc ghi đúng được 1 điểm).

+ Số dân năm 2020 của vùng là bao nhiêu?

+ Mật độ dân số trung bình của vùng là bao nhiêu?

+ Tỉnh nào có mật độ trung bình dưới 1 000 người/km2? Trên 2 000 người/km2?

+ Tại sao vùng có mật độ dân số rất đông?...

- GV tổng kết điểm thi đua và mời 1 – 2 HS lên bảng. GV mời các HS khác nhận xét và xung phong nhắc lại nội dung.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Sán Nùng, Dao, Tày, Thái,... Người Kinh có số lượng lớn nhất.

+ Khu vực có mật độ dân số dưới 1000 người/km2 là: Vĩnh Phúc, Ninh Bình.

+ Khu vực có mật độ dân số từ 1000 - 2000 người/km2 là: Bắc Ninh; Hưng Yên; Hải Dương; Hải Phòng; Thái Bình; Hà Nam; Nam Định.

+ Khu vực có mật độ dân số trên 2000 người/km2 là: thành phố Hà Nội

+ Vùng đồng bằng Bắc Bộ là nơi con người sinh sống lâu đời, địa hình khá bằng phẳng và đất đai màu mỡ nên có số dân đông.

- GV chốt lại kiến thức về đặc điểm dân cư của vùng.

+ Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Tày, Thái,... Người Kinh có số lượng lớn nhất.

+ Vùng Đồng bằng Bắc Bộ là nơi con người sinh sống lâu đời, địa hình khá bằng phẳng và đất đai màu mỡ nên có số dân đông. Năm 2020, vùng có hơn 21 triệu người, mật độ dân số trung bình của vùng lên đến 1431 người/km, gấp gần 5 lần mật độ trung bình của cả nước.

+ Dân cư tập trung đông trong các đô thị. Hà Nội, Hải Phòng là hai thành phố đông dân của vùng và của cả nước.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động sản xuất của vùng Đồng bằng Bắc Bộ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được hoạt động sản xuất trồng lúa nước và nghề thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (3 HS/nhóm).

- GV nêu nhiệm vụ:

+ Nhóm lẻ tìm hiểu về trồng lúa nước.

+ Nhóm chẵn tìm hiểu nghề thủ công truyền thống.

- GV yêu cầu các nhóm thiết kế một sơ đồ kiến thức thể hiện:

+ Đặc điểm của sản xuất.

+ Quy trình sản xuất.

- GV yêu cầu HS đọc SGK, tìm các từ khóa trọng tâm của nội dung đọc và thiết kế sơ đồ.

- GV mời 2 nhóm lên bảng vẽ lại sơ đồ và chia sẻ nội dung. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức

+ Đồng bằng Bắc Bộ là vùng sản xuất lúa lớn thứ hai của nước ta, sau vùng Nam Bộ. Trồng lúa có nhiều công đoạn như: làm đất, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, thu hoạch lúa. Với kinh nghiệm lâu đời và kĩ thuật canh tác ngày càng hiện đại, năng suất lúa của vùng cao nhất cả nước.

+ Đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề truyền thống đã tồn tại lâu đời như làng lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng chiếu cói Kim Sơn,…

- GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh về các làng nghề truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát lược đồ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe luật chơi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

- HS đọc SGK.

 

- HS trình bày sơ đồ.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ản.

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác