Soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 19: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Bài 19: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN

BÀI 19: THIÊN NHIÊN VÙNG TÂY NGUYÊN

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên, các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ hoặc lược đồ
  • Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, đất đai, khí hậu, rừng...) của vùng Tây Nguyên.
  • Nêu được nét điển hình của khí hậu thông qua đọc số liệu về lượng mưa, nhiệt độ của một địa điểm ở vùng Tây Nguyên.
  • Nêu được vai trò của rừng đối với tự nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của người dân ở vùng Tây Nguyên.
  • Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ rừng ở Tây Nguyên.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn của GV.
  • Giao tiếp hợp tác: biết cố gắng hoàn thành phần việc của mình được phân công, chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, đất đai, khí hậu, rừng...) của vùng Tây Nguyên.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: Nêu được nét diễn hình của khí hậu thông qua đọc số liệu về lượng mưa, nhiệt độ của một địa điểm ở vùng Tây Nguyên. Nêu được vai trò của rừng đối với tự nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của người dân ở vùng Tây Nguyên.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên. Xác định được vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên, các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ hoặc lược đồ.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái, trách nhiệm: yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về thiên nhiên vùng Tây Nguyên.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV dọc câu thơ và đưa ra nhiệm vụ “Các câu thơ gợi cho vùng đất nào?

Những đồng sông chảy ngược

Cao nguyên nâng ngập tràn

Hoa cà phê nở trắng

Hội cồng chiêng rộn vang

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá: Câu thơ nói đến vùng đất Tây Nguyên với những cao nguyên trập trùng, dãy cà phê thơm ngát trổ hoa trắng ngần và lễ hội cồng chiêng đặc sắc của người dân.

- GV trình chiếu hình 1, 2 cho HS quan sát.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 19 – Thiên nhiên vùng Tây Nguyên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí vùng Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được vị trí địa lí vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 3 và nêu yêu cầu

+ Xác định trên lược đồ vị trí vùng Tây Nguyên.

+ Nêu tên quốc gia và các vùng tiếp giáp với vùng Tây Nguyên.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV lưu ý cho HS: Kĩ năng khai thác thông tin trên lược đồ cũng như kĩ năng xác định các đối tượng địa lí trên lược đồ (đối tượng đường như dòng sông, dãy núi; đối tượng vùng, đối tượng điểm).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Vùng Tây Nguyên giáp với nước Lào, Cam-pu-chia và Duyên hải miền Trung, vùng Nam Bộ.

+ Tây Nguyên không tiếp giáp với biển.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Nhiệm vụ 1: Địa hình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được đặc điểm địa hình vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi theo đường link bằng điện thoại thông minh

https://quizizz.com/admin/quiz/64d3378069634b0008c06d57/

- GV hướng dẫn HS tham gia chơi theo nhóm.

- GV tổng kết, tuyên dương nhóm trả lời đúng.

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức:

+ Địa hình vùng Tây Nguyên chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng, có độ cao khác nhau, tạo nên các bậc địa hình.

+ Cao nguyên Lâm Viên cao 1500m, nơi đây có Đà Lạt là thành phố du lịch nổi tiếng.

- GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh về vùng Tây Nguyên

https://www.youtube.com/watch?v=K8SgpQJ7BQQ

Nhiệm vụ 2. Khí hậu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đặc điểm cơ bản về khí hậu của vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu bảng 2 và yêu cầu:

+ Liệt kê các tháng mùa mưa và các tháng mùa khô ở Pleiku.

+ So sánh lượng mưa giữa các thẳng mùa mưa và các tháng mùa khô ở Pleiku.

+ Cho biết chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và thắng lạnh nhất ở Pleiku là bao nhiêu.

+  Nêu đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng Tây Nguyên.

- GV chia HS thành 4 nhóm (số lượng nhóm tuỳ thuộc vào HS trong lớp).

- GV giao nhiệm vụ mỗi nhóm hoàn thành phiếu học tập về đặc điểm khí hậu vùng Tây Nguyên.

Các tháng mùa mưa và các tháng mùa khô ở Pleiku

...............................................

...............................................

Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng - lạnh nhất ở Pleiku

...............................................

...............................................

So sánh lượng mưa của các tháng mùa mưa và các tháng mùa khô ở Pleiku

...............................................

...............................................

Đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng Tây Nguyên

...............................................

...............................................

- GV hướng dẫn  HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập.

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm, nhận xét, góp ý cho nhau.

- GV nhận xét, tổng kết.

Các tháng mùa mưa và các tháng mùa khô ở Pleiku

- Các tháng mùa mưa: 5, 6,7, 8, 9, 10

- Các tháng mùa khô: 1, 2, 3, 4, 11, 12

Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng - lạnh nhất ở Pleiku

- Tháng nóng nhất: 24 độ C

- Tháng lạnh nhất: 19 độ C

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C.

So sánh lượng mưa của các tháng mùa mưa và các tháng mùa khô ở Pleiku

- Lượng mưa các tháng mưa rất lớn lên đến 493mm.

- Lượng mưa các tháng khô rất thấp có tháng chỉ 3mm.

Đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng Tây Nguyên

- Hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

Nhiệm vụ 3. Đất

a. Mục tiêu: HS nắm được loại đất chính và vai trò của loại đất đó ở vùng Tây Nguyên.

b. Cách thực hiện:

- GV trình chiếu hình ảnh và yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.80

Hình ảnh: đất đỏ badan Tây nguyên

- GV nêu câu hỏi:

+ Em hãy cho biết loại đất chính ở Tây Nguyên.

+ Loại đất đó có vai trò như thế nào?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác lắng, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV chốt đáp án:

+ Loại đất chính ở Tây Nguyên là đất đỏ badan.

+ Loại đất tạo thuận lợi cho việc trồng công nghiệp lâu năm.

Hình ảnh: Vườn cà phê ở Tây Nguyên.

Hình ảnh: Vườn hồ tiêu ở Tây Nguyên.

Nhiệm vụ 4. Rừng

a. Mục tiêu: HS nắm được vai trò, biện pháp bảo vệ rừng đồng thời kể tên một số vườn quốc gia, kiểu rừng ở vùng Tây Nguyên.

b. Cách thực hiện

- GV chia HS trong lớp thành 2 nhóm “chẵn “lẻ”. HS “chắn” thực hiện nhiệm vụ số 2, HS “lẻ” thực hiện nhiệm vụ số 1.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 3, 4, 5 và thực hiện:

+ Kể tên một số vườn quốc gia, các kiểu rừng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên.

+ Nêu vai trò của rừng và một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên.

- GV hướng dẫn HS tìm bất kì một bạn trong lớp cùng nhiệm vụ để tạo thành cặp “chia sẻ” về nhiệm vụ học tập.

- GV mời đại diện một số cặp trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Một số vườn quốc gia ở vùng Tây Nguyên: Chư Mom Ray, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Chư Yang Sin,...

+ Các kiểu rừng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên: rừng khộp, rừng lá kim, rừng nguyên sinh,...

+ Nêu vai trò của rừng ở vùng Tây Nguyên: có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên và hoạt động sản xuất, đời sống của người dân.

+ Một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên: ngăn chặn phá rừng, phòng chống cháy rừng, trồng rừng,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về các đặc điểm địa hình, khí hậu, đất và rừng của vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1. Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm tự nhiên của vùng Tây Nguyên.

- GV hướng dẫn HS làm việc các nhân hoàn thành sơ đồ tư duy.

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả làm việc. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Nhiệm vụ 2. Vì sao cần phải bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?

- GV Nêu câu hỏi Vì sao cần phải bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV chốt đáp án: Cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng vì: rừng góp phần chống xói mòn đất, tăng độ che phủ rừng, hạn chế lũ lụt, điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu…

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ trong SGK tr.60.

Em hãy về bức tranh tuyên truyền bảo vệ rừng.

- GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ trong SGK (trang 81) ở nhà.

- GV lưu ý HS: Các yêu cầu đối với bức thư

- GV cho HS nộp sản phẩm và chia sẻ với các bạn bằng các phương tiện trực tuyến.

- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Thiên nhiên vùng Tây Nguyên.

+ Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.

+ Đọc trước Bài 20 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên (SHS tr.61).

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin, quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành 2 nhóm.

 

- HS lắng nghe GV phổ biến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS đọc nhiệm vụ.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hành theo yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.


=> Xem toàn bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 19 Thiên nhiên vùng Tây Nguyên , Giáo án word Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 19 Thiên nhiên vùng Tây Nguyên , Tải giáo án trọn bộ Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều