Soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 25: Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng của đồng bào Nam Bộ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Bài 25: Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng của đồng bào Nam Bộ - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 25: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG Ở VÙNG NAM BỘ
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được sự chung sống hài hoà với thiên nhiên của người dân thông qua một số nét văn hoá tiêu biểu (ví dụ: nhà ở, chợ nổi, vận tải đường sông...).
- Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Nam Bộ, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về một số nhân vật tiêu biểu của Nam Bộ, như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thị Định...
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Giao tiếp hợp tác: cùng nhau hoàn thành được nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy, cô.
Năng lực riêng:
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí:
+ Mô tả được sự chung sống hài hoà với thiên nhiên của người dân thông qua một số nét văn hoá tiêu biểu (ví dụ: nhà ở, chợ nổi, vận tải đường sông,..).
+ Nếu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Nam Bộ, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về một số nhân vật tiêu biểu của Nam Bộ, như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thị Định...
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: nhận xét về truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Nam Bộ.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm: có ý thức bảo vệ môi trường, chung sống hài hoà với thiên nhiên.
- Yêu nước: biết ơn các anh hùng đã hi sinh vì đất nước
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
- Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về văn hóa và truyền thống cách mạng của vùng Nam Bộ. .
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
- Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu tranh ảnh về nét đặc sắc của Nam Bộ
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4 - GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Hình 1: Nhà bè. + Hình 2: Áo Bà ba. + Hình 3: Hủ tiếu + Hình 4: Đờn ca tài tử trên sông. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2 – Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ . B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số nét văn hóa các dân tộc ở vùng Nam Bộ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhà ở a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số nét về nhà ở vùng Nam Bộ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 SGK tr. và cho biết: + Kể tên các dạng nhà ở của vùng Nam Bộ + Tác dụng của các dạng nhà ở này là gì? - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, trao đổi, thảo luận. - GV mời 1 – 2 đại diện trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức: + Một số dạng nhà phổ biến như: nhà lá, nhà bè, nhà gạch, nhà sàn... + Mỗi kiểu nhà đều có tác dụng riêng khác nhau: · Nhà lá: tiết kiệm chi phí, tránh nóng ngày hè rất tốt. · Nhà bè: giải quyết việc thiếu đất xây nhà, gần gũi với thiên nhiên, thuận tiện cho di chuyển đi lại · Nhà sàn: chống lũ - GV cho HS xem video về nhà bè để có cái nhìn trực quan: https://www.youtube.com/watch?v=4H1leGb92Ac - GV cho HS xem thêm các hình ảnh về nhà lá: Hình ảnh: Nhà lá Hình ảnh: Nhà sàn - GV giới thiệu cho HS thêm: + Vì thời tiết tương đối ôn hoà, ít có gió bão lớn nên người dân Nam Bộ thường làm nhà rất đơn giản: vách và mái nhà làm bằng lá cây dừa nước vì loại cây này rất dai và không thấm nước (dừa nước là loại cây mọc ở các vùng trũng có nước hoặc ven các sông ngòi, kênh rạch). + Trước đây, đường giao thông trên bộ chưa phát triển, ghe, thuyền, xuồng,... là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân. + Do đó mà người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện đi lại và sinh hoạt. - GV cho HS xem một số hình ảnh về các ngôi nhà kiểu mới hiện nay được xây bằng gạch, xi măng, mái bằng hoặc lợp ngói để thấy sự thay đổi trong việc xây dựng: Hình ảnh: Nhà hiện đại Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về chợ nổi và vận tải đường sông a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số nét về chợ nổi và vận tải đường sông ở Nam Bộ. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu hình 3, và giới thiệu thêm cho HS thông tin có biết SGK tr.102. - GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời các ý sau: + Kể tên các dạng phương tiện vận tải ở vùng sông nước Nam Bộ. + Kể tên các chợ nổi đặc trưng của Nam Bộ. - GV mời 1 – 2 đại diện trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức: + Dạng phương tiện vận tải ở vùng sông nước Nam Bộ: ghe, thuyền, xuồng,... + Các chợ nổi đặc trưng của Nam Bộ: Cái Răng, Phụng Hiệp, Ngã Năm... - GV chiếu đoạn phim ngắn giới thiệu về hoạt động của chợ nổi https://www.youtube.com/watch?v=YCNBqto80o0 - GV giới thiệu thêm về sự phát triển của đường sá, cầu cống để thấy được sự phát triển hệ thống giao thông của vùng Hình ảnh: đường sá hiện đại vùng Nam Bộ Hoạt động 2: Tìm hiểu về truyền thống yêu nước và cách mạng của đồng bào Nam Bộ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được tên các anh hùng tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ. - Nắm được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Nam Bộ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát các hình 7, 8 và cho biết: + Tên các anh hùng tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ. + Cho biết những hoạt động nào trong các câu chuyện về các anh hùng thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào Nam Bộ.
- GV gợi ý cho HS thảo luận nhóm và kẻ bảng để trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức
- GV cho HS xem video về anh hùng Võ Thị Sáu: https://www.youtube.com/watch?v=e6PKYkA_81k&t=13s C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Nhiệm vụ 1: So sánh chợ nổi Nam Bộ và chợ em biết a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về một số nét văn hóa của đồng bào Nam Bộ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS nêu sự khác và giống nhau giữa chợ nổi Nam Bộ và chợ em biết
- GV mời đại diện 2 đội trình bày kết quả. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, ghi nhận đáp án đúng. - GV cung cấp thêm thông tin: Chợ nổi ở Nam Bộ khác chợ bình thường ở chỗ người bán chẳng cần rao hàng, không vồn vã, chèo kéo nhưng lại có sức hút đặc biệt. Người bán sẽ treo trên cây bẹo ngay mũi ghe những mặt hàng mà họ bán. Hình thức ngày gọi là “bẹo hàng” – tạo nên nét riêng biệt và đặc trưng của chợ nổi Nam Bộ. - GV cho HS xem một số hình ảnh về các cây bẹo treo các mặt hàng trên chợ nổi cho HS dễ hình dung.
Nhiệm vụ 2: Trình bày hiểu biết của em về một nhân vật anh hùng ở vùng đất Nam Bộ. a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về một nhân vật anh hùng ở vùng đất Nam Bộ. b. Cách tiến hành - GV có thể cung cấp thêm thông tin và cho HS chuẩn bị trước để trình bày trước lớp về một nhân vật anh hùng ở vùng đất Nam Bộ. - GV cũng có thể cho các em kể một số câu chuyện lịch sử gắn với nhân vật anh hùng đó. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS: Em hãy đề xuất một số hoạt động thiết thực có ý nghĩa, nhằm tri ân những anh hùng có công với đất nước. - GV gợi ý cho HS: GV có thể cung cấp thêm thông tin hoặc yêu cầu HS chuẩn bị trước để giới thiệu cho cả lớp nghe về một số hoạt động thiết thực có ý nghĩa, nhằm tri ân những anh hùng có công với đất nước. - GV mời HS trình bày cho cả lớp cùng nghe và nhận xét. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ. + Hoàn thành bài tập phần Vận dụng. + Đọc trước Bài 26 – Thành phố Hồ Chí Minh (SHS tr.104). |
- HS nêu tên.
- HS quan sát và trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu vào bài mới.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS lắng nghe. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS xem video.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình và lắng nghe
- HS thảo luận.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS thảo luận nhóm
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu. |
=> Xem toàn bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều