Soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 20: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Bài 20: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 20: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG TÂY NGUYÊN

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
  • Sử dụng lược đồ phân bố dân cư hoặc bằng số liệu, so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
  • Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên (ví dụ: trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, phát triển thuỷ điện,..).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn của GV.
  • Giao tiếp hợp tác: biết cố gắng hoàn thành phần việc của mình được phân công, chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên (ví dụ trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, phát triển thuỷ điện,...).
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: sử dụng lược đồ phân bố dân cư hoặc bằng số liệu, so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về dân cư và hoạt động sản xuất vùng Tây Nguyên
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu hình 1, 2 và nêu câu hỏi Hình ảnh gợi cho em điều gì về hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV chốt đáp án: Hình ảnh là hoạt động thu hoạch cà phê của người dân và nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 của Lâm Đồng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 20 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư vùng Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được đặc điểm dân cư vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức trò chơi trên phần mềm.

- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

- GV lần lượt đọc các hỏi trắc nghiệm, các đội xung phong giành quyền trả lời. Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất, đó là đội chiến thắng.

- GV đọc câu hỏi:

Câu 1: Dân tộc nào cư trú lâu đời ở vùng Tây Nguyên?

A. Thái.

B. Nùng.

C. Ê Đê.

D. Khmer.

Câu 2. Năm 2020, so với các vùng trong cả nước, Tây Nguyên có số dân

A. đông nhất.

B. ít nhất.

C. xếp thứ 2, sau vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

D. xếp thứ 2, sau vùng Duyên hải miền Trung.

Câu 3. Dân cư ở vùng Tây Nguyên

A. có nhiều dân tộc sinh sống.

B. có ít dân tộc sinh sống.

C. chủ yếu là người Ê Đê.

D. chủ yếu là người Ba Na.

Câu 4. So với các vùng trong cả nước, mật độ dân số vùng Tây Nguyên năm 2020

A. cao nhất.

B. thấp nhất.

C. xếp thứ 2, sau vùng Duyên hải miền Trung.

D. xếp thứ 2, sau vùng Nam Bộ.

- GV mời các đội xung phong trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV chốt đáp án:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

B

A

B

Hoạt động 2: Tìm hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên

Nhiệm vụ 1. Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được một số cây công nghiệp và chăn nuôi ở vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV chia nhóm (cặp đôi), mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ học tập sau: Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy:

+ Kể tên một số cây công nghiệp và vật nuôi chủ yếu ở vùng Tây Nguyên.

+  Dán hình một số cây công nghiệp và vật nuôi chủ yếu lên lược đồ vùng Tây Nguyên.

+ Vì sao Tây Nguyên có thể mạnh phát triển những vật nuôi và cây trồng này?

- GV hướng dẫn HS sử hoàn thành phiếu học tập.

- GV mời lần lượt mỗi nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, đặt câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và hệ thống kiến thức:

+ Một số cây công nghiệp chủ yếu ở vùng Tây Nguyên: điều, cà phê, hồ tiêu, cao su, chè.

+ Một số vật nuôi chủ yếu ở vùng Tây Nguyên: bò.

+ Tây Nguyên có thể mạnh phát triển những vật nuôi và cây trồng này là vì nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- GV trình chiếu một số hình ảnh minh họa

Hình ảnh: Cây cà phê

Hình ảnh: Cây hồ tiêu

Nhiệm vụ 2. Phát triển thủy điện ở vùng Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được một số nhà máy thủy điện và sông ở vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV chia nhóm, số lượng nhóm tuỳ vào số lượng HS của lớp, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ học tập sau:

Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy:

+ Kể tên một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên.

+ Xác định trên lược đồ hình 3 nơi phân bố của một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên.

+ Vì sao Tây Nguyên có thể mạnh phát triển thuỷ điện?

- GV hướng dẫn các nhóm hoàn thành phiếu học tập.

- GV mời lần lượt mỗi nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, đặt câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và hệ thống kiến thức:

+ Một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên: Ialy, An Khê, Sê San 3, Ayun Hạ, Đrây Hlinh,...

+ Nơi phân bố của một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên: gần các sông lớn như sông Sê San, Đồng Nai, Srêpôk,...

+ Tây Nguyên có thể mạnh phát triển thuỷ điện  vì địa hình cao nguyên , có cách sông lớn chảy qua.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về dân cư và hoạt động sản xuất vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1. Trò chơi Rung chuông vàng

- GV tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” và thông báo thể lệ trò chơi:

+ GV phát cho HS bảng con tương tác.

+ GV đọc hoặc trình chiếu câu hỏi.

+ GV quy định thời gian trả lời câu hỏi. HS trả lời đúng được nhận 10 điểm, HS trả lời sai bị trừ 10 điểm.

Câu 1: Thông tin nào sau đây không phù hợp với dân cư

ở vùng Tây Nguyên?

A. Có nhiều dân tộc sinh sống.

B. Nơi sinh sống của người Gia Rai.

C. Dân số ít nhất trong 5 vùng ở nước ta.

D. Mật độ dân số cao.

Câu 2: Tên nhà máy thuỷ điện trên sông Đồng Nai ở Tây Nguyên là

A. Ayun Hą.

B. Đồng Nai 3.

C. Sê San 3.

D. Buôn Kuốp.

Câu 3: Điều kiện thuận lợi phát triển cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên là

A. khí hậu có mùa đông kéo dài.

B, nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên.

C. sông lớn, nhiều nước, chảy xiết.

D. đất đỏ badan trên các cao nguyên.

Câu 4: Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống (.....) để hoàn chỉnh đoạn thông tin dưới đây.

Tây Nguyên là vùng có thể mạnh phát triển cây .......... có giá trị cao như: cà phê, hồ tiêu, cao su. Hiện nay, các loại cây trồng này vẫn là cây chủ lực, tạo mặt hàng ........ xuất khẩu quan trọng cho cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng.

- GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt đáp án sau mỗi câu hỏi

Câu hỏi

1

2

3

4

Đáp án

D

B

D

Công nghiệp / tiêu dùng

Nhiệm vụ 2. Hoàn thành sơ đồ

- GV hướng dẫn hoàn thành sơ đồ

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ trong SGK tr.84.

Em hãy sưu tầm thông tin về một sản phẩm nông nghiệp của vùng Tây Nguyên và giới thiệu với các bạn cùng lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- GV cho HS nộp sản phẩm và chia sẻ với các bạn bằng các phương tiện trực tuyến.

- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS.

- GV lưu ý HS:

+ Các sản phẩm có thể không có trong bài.

+ Sưu tầm thông tin từ sách, báo, tạp chí, internet,...

+ Thông tin đảm bảo tính trực quan, sinh động, bao gồm: hình ảnh, âm thanh, video, văn bản,...

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên.

+ Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.

+ Đọc trước Bài 16 – Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên  (SHS tr.85).

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lưu ý.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.


=> Xem toàn bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 20 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên , Giáo án word Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 20 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên, Tải giáo án trọn bộ Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều