Soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 24: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Bài 24: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 24: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG NAM BỘ

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên một số dân tộc ở vùng Nam Bộ.
  • Xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ vùng Nam Bộ sự phân bố một số ngành công nghiệp, cây trồng, vật nuôi.
  • Trình bày được một số hoạt động sản xuất của người dân ở vùng Nam Bộ (ví dụ: sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản,..).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn của GV.
  • Giao tiếp hợp tác: biết cố gắng hoàn thành phần việc của mình được phân công, chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: kể được tên một số dân tộc ở vùng Nam Bộ.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: trình bày được một số hoạt động sản xuất của người dân ở vùng Nam Bộ (ví dụ sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản,...).
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: xác định trên bản đồ hoặc lược đồ vùng Nam Bộ sự phân bố một số ngành công nghiệp, cây trồng, vật nuôi.
  1. Phẩm chất
  • Tôn trọng: sự khác biệt của bạn bè trong lớp về cách ăn mặc, tính nết và hoàn cảnh gia đình.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về dân cư và hoạt động sản xuất vùng Nam Bộ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu hình 1, 2 và nêu câu hỏi Hình ảnh gợi cho em điều gì về hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV chốt đáp án: Hình ảnh là hoạt động nuôi cá trên sông Hậu và sản xuất cơ khí Tại Khu công nghiệp.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 24 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư vùng Nam Bộ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được đặc điểm dân cư vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức trò chơi trên phần mềm.

- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

- GV lần lượt đọc các hỏi trắc nghiệm, các đội xung phong giành quyền trả lời. Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất, đó là đội chiến thắng.

- GV đọc câu hỏi:

Câu 1: Dân tộc nào cư trú ở vùng Nam Bộ?

A. Thái, Kinh, Chăm,...

B. Nùng, Khơ-me, Chăm, Tày,...

C. Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,...

D. Khơ-me, Môn, Cư Tu,...

Câu 2. Nam Bộ là vùng có dân số như thế nào?

A. Ít nhất.

B. đông nhất.

C. xếp thứ 2, sau vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

D. xếp thứ 2, sau vùng Duyên hải miền Trung.

Câu 3. Dân cư ở vùng Tây Nguyên

A. có nhiều dân tộc sinh sống.

B. có ít dân tộc sinh sống.

C. chủ yếu là người Chăm.

D. chủ yếu là người Hoa.

Câu 4. Đâu không phải thành phố thuộc vùng Nam Bộ?

A. Hồ Chí Minh.

B. Nha Trang.

C. Cần Thơ

D. Biên Hòa.

- GV mời các đội xung phong trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV chốt đáp án:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

B

A

B

- GV chốt lại kiến thức:

+ Nam Bộ là vùng có dân số đông nhất cả nước. Một số thành phố lớn trong vùng là Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Biên Hòa...

+ Vùng Nam Bộ có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm....

Hoạt động 2: Tìm hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ

Nhiệm vụ 1. Công nghiệp

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được một số ngành công nghiệp, trung tâm công nghiệp của vùng Nam Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ học tập sau: Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy:

+ Kể tên các ngành công nghiệp ở vùng Nam Bộ.

+  Các trung tâm công nghiệp của vùng thuộc tỉnh hoặc thành phố nào trực thuộc Trung ương nào?

+ Phần lớn các trung tâm công nghiệp phân bố ở đâu?

+ Tại sao các nhà máy thủy điện phân bố ở tỉnh Bình Phước, Đồng Nai?

- GV hướng dẫn HS sử hoàn thành phiếu học tập.

- GV mời lần lượt mỗi nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, đặt câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và hệ thống kiến thức:

+ Các ngành công nghiệp ở vùng Nam Bộ gồm: điện tử, hóa chất, dệt may, thủy điện, nhiệt điện, điện gió, thực phẩm.

+ Một số trung tâm công nghiệp của vùng Nam Bộ là: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một; Vũng Tàu, Cần Thơ,..

+ Hoạt động công nghiệp phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ.

+ Các nhà máy thủy điện phân bố ở tỉnh Bình Phước, Đồng Nai bởi ở đây có địa hình cao chuyển tiếp giữa đồng bằng giữa cao nguyên đồng thời có sông chảy qua.

- GV trình chiếu một số hình ảnh minh họa

Hình ảnh: Công nghiệp điện tử

Hình ảnh: Công nghiệp hóa chất

Hình ảnh: Công nghiệp dệt may

Hình ảnh: Khu công nghiệp Biên Hòa

Nhiệm vụ 2. Nông nghiệp

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được một số cây trồng, vật nuôi chính của vùng.

- Nêu được vai trò của hoạt động sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản ở vùng.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành 3 trạm (mỗi trạm 1 chủ đề), bên cạnh đó còn có trạm nghỉ để HS chuẩn bị vào trạm mới.

STT

Chủ đề

Trạm

1

Khái quát về hoạt động nông nghiệp vùng Nam Bộ

1

2

Hoạt động sản xuất lúa vùng Nam Bộ

2

3

Hoạt động nuôi trồng thủy sản vùng Nam Bộ

3

* Trạm 1: Quan sát hình 4 và đọc thông tin, em hãy xác định trên lược đồ một số cây trồng, vật nuôi chính ở vùng Nam Bộ.

- GV hướng dẫn các nhóm hoàn thành phiếu học tập.

Điều kiện thuận lợi phát triển ngành trồng lúa ở Nam Bộ

......................

Vai trò của hoạt động sản xuất lúa ở vùng Nam Bộ

......................

Vai trò của hoạt động nuôi trồng thủy sản ở vùng Nam Bộ

......................

- GV mời lần lượt mỗi nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, đặt câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và hệ thống kiến thức:

Điều kiện thuận lợi phát triển ngành trồng lúa ở Nam Bộ

- Khí hậu ấm áp và mưa đều đặn.

- Đất phù sa màu mỡ.

- Hệ thống tưới tiêu, sông ngòi.

- Dân cư đông đúc.

Vai trò của hoạt động sản xuất lúa ở vùng Nam Bộ

- Đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước.

- Cung cấp sản phẩm cho hoạt động xuất khẩu gạo.

Vai trò của hoạt động nuôi trồng thủy sản ở vùng Nam Bộ

- Cung cấp các sản phẩm thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và cung cấp mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

* Trạm 2: Hoạt động sản xuất lúa ở vùng Nam Bộ

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5 SGK tr99 và thực hiện yêu cầu:

+ Kể tên các tỉnh trồng lúa chính ở vùng Nam Bộ

+ Nêu vai trò của hoạt động sản xuất lúa ở vùng Nam Bộ.

- GV mời lần lượt mỗi nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, đặt câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và hệ thống kiến thức:

+ Các tỉnh trồng lúa chính ở vùng Nam Bộ: Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang,...

+  Vai trò của hoạt động sản xuất lúa ở vùng Nam Bộ:

·        Đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước.

·        Cung cấp sản phẩm cho hoạt động xuất khẩu gạo.

- GV cho HS xem một số hình ảnh:

Hình ảnh: Cánh đồng Nam Bộ

- GV cho HS xem video cánh đồng lúa Nam Bộ (0:00 đến 1:30)

https://www.youtube.com/watch?v=piJ0C8ngBU4

* Trạm 3: Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Nam Bộ

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4,  SGK tr99 – 100 và thực hiện yêu cầu:

+ Kể tên các tỉnh nuôi trồng thủy sản ở vùng Nam Bộ

+ Nêu vai trò của hoạt động nuôi trồng thủy sản ở vùng Nam Bộ.

- GV mời lần lượt mỗi nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, đặt câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và hệ thống kiến thức:

+ Các tỉnh nuôi trồng thủy sản ở vùng Nam Bộ: Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang,...

+  Vai trò của nuôi trồng thủy sản ở vùng Nam Bộ:

·        Cung cấp các sản phẩm thủy sản, như cá ba sa, tôm,...

·        Nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và cung cấp mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- GV cho HS xem một số hình ảnh:

Hình ảnh: Nuôi trồng thủy sản vùng Nam Bộ

- GV cho HS xem video nuôi trồng thủy sản vùng Nam Bộ

https://www.youtube.com/watch?v=6erXzBbGjEc

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về dân cư và hoạt động sản xuất vùng Nam Bộ.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1. Dựa vào hình 3, em hãy xác định trên lược đồ vị trí các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió của vùng Nam Bộ

- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm

- GV phát cho HS bảng con tương tác.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt đáp án:

+ Nhà máy nhiệt điện: Cà Mau, Vĩnh Long, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Nhà máy thủy điện: Bình Phước, Đồng Nai.

+ Nhà máy điện gió: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre

Nhiệm vụ 2. Kể tên một số ngành công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

- GV hướng dẫn học sinh hoàn thành cá nhân nhiệm vụ.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án:  

+ Tên một số ngành công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh:

·        Công nghiệp điện

·        Công nghiệp luyện kim

·        Công nghiệp cơ khí

·        Công nghiệp điện tử

·        Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng....

+ Tên một số ngành công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ:

·        Công nghiệp dệt may

·        Công nghiệp thực phẩm

·        Công nghiệp điện.

Nhiệm vụ 3. Vì sao Nam Bộ là vùng sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước?

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Vùng Nam Bộ có đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước và khí hậu thuận lợi cho phát triển ngành trồng lúa. Vì vậy, Nam Bộ là vùng sản xuất lúa lớn nhất nước ta.

+ Vùng Nam Bộ là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước, do vùng này có nhiều thế mạnh để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản, như:

·        Bờ biển dài, có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

·         Trong nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.

·        Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, thủy sản.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ trong SGK tr.100.

Em thích những sản phẩm công nghiệp nào của vùng Nam Bộ? Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một trong những sản phẩm đó.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- GV cho HS nộp sản phẩm và chia sẻ với các bạn bằng các phương tiện trực tuyến.

- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS.

- GV lưu ý HS:

+ Các sản phẩm có thể không có trong bài.

+ Sưu tầm thông tin từ sách, báo, tạp chí, internet,...

+ Thông tin đảm bảo tính trực quan, sinh động, bao gồm: hình ảnh, âm thanh, video, văn bản,...

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ.

+ Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.

+ Đọc trước Bài 25 – Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng của đồng bào Nam Bộ  (SHS tr.101).

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện cá nhân.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện nhóm.

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.


=> Xem toàn bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 24 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ, Giáo án word Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 24 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ, Tải giáo án trọn bộ Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều