Siêu nhanh soạn bài Dục Thúy Sơn Văn 10 Kết nối tri thức tập 2
Soạn siêu nhanh bài Dục Thúy Sơn Văn 10 Kết nối tri thức tập 2. Soạn siêu nhanh Văn 10 Kết nối tri thức tập 2. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 10 Kết nối tri thức tập 2 phù hợp với mình.
VĂN BẢN: DỤC THÚY SƠN
TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Hãy kể một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.
Giải rút gọn:
Một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca: Hà Nội, Vũng Tàu, Diêm Điền, Đà Lạt,...
Câu 2: Chia sẻ ngắn gọn ấn tượng của bạn về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy.
Giải rút gọn:
Bài thơ “Hạt gạo làng ta” tác giả Trần Đăng Khoa được lấy nguồn cảm hứng từ đồng quê Việt Nam và tiêu biểu về hoạt động làm nông. Hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Trở thành một vẻ đẹp bình dị và bất diệt của hình ảnh một Việt Nam thân thương đậm đà bản sắc dân tộc.
TRONG KHI ĐỌC
Câu 1: Lưu ý các yếu tố cơ bản của thể loại
Giải rút gọn:
Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn luật thi, gieo vần ở các câu 1,2,4,6 và 8 (bản phiên âm gieo vần “an”). Giọng thơ nhịp nhàng, nghe như có tiếng nhạc.
Câu 2: Chú ý các chi tiết miêu tả, hình ảnh so sánh, ẩn dụ
Giải rút gọn:
- 6 câu đầu miêu tả cảnh núi Dục Thúy như một tiên cảnh.
- Hình ảnh ẩn dụ “liên hoa phù thủy thượng”, hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp trong khiết của nhà Phật, mà trên núi Dục Thúy lại có chùa tháp, mượn hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước để gợi liên tưởng đến vẻ đẹp rực rỡ, cao quý của địa danh.
- Hình ảnh so sánh “bóng tháp” với “trâm ngọc”, “gương sông” với “ánh tóc huyền” gợi vẻ đẹp thướt tha như của nàng tiên nữ.
SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.
Giải rút gọn:
- Bản dịch nghĩa dịch hoàn toàn chính xác lại nghĩa của câu thơ chữ Hán, nhưng không có vần, không được coi là thơ.
- Bản dịch thơ được coi là thơ, ngắn gọn nhưng không làm rõ hết được ý tứ của nguyên bản chữ Hán.
Câu 2: Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy Sơn
Giải rút gọn:
Đặc điểm kết cấu của Dục Thúy Sơn: đề - thực - luận - kết.
Câu thơ | Đặc điểm |
Hai câu đầu (đề) | mở đầu bài thơ bằng hình ảnh núi non cửa biển. |
Hai câu tiếp theo (thực) | khung cảnh thiên nhiên, giải thích rõ ý của hai câu đề về "tiên sơn" là như thế nào. Ở hai câu này có sử dụng phép đối. |
Hai câu tiếp theo (luận) | Tiếp tục phát triển rộng ý của đề bài, ở đây Nguyễn Trãi tiếp tục miêu tả cảnh núi Dục Thúy và tiếp tục sử dụng phép đối. |
Hai câu cuối (kết) | Kết lại bài thơ bằng hình ảnh bia đá khắc thơ văn của Trương Hán Siêu. |
Câu 3: Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?
Giải rút gọn:
- Dáng núi được tả giống như đóa hoa sen nổi trên mặt nước.
- Bóng tháp soi xuống nước như chiếc trâm ngọc xanh.
- Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới sóng nước như đang soi mái tóc.
Câu 4: Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi
Giải rút gọn:
* Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy:
- Dáng núi được ví như đóa sen.
- Bóng tháp như trâm ngọc màu xanh.
- Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới sóng nước như đang soi mái tóc.
=> Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy Nguyễn Trãi có tâm hồn thi ca, có cái nhìn tinh tế.
Câu 5: Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài "đăng cao", "đăng sơn", thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sông kì vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?
Giải rút gọn:
Trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình. Đó là sự xúc động về người xưa, cảnh cũ, cảm hoài về thời gian, vật đổi sao dời khi thấy bia ký của Trương Hán Siêu đã bị rêu phong lấm tấm.
KẾT NỐI ĐỌC VIẾT
Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Dục Thúy sơn.
Giải rút gọn:
Bài thơ Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi là một bài thơ miêu tả cảnh đẹp của núi Dục Thúy. Đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được tâm hôn thi nhân của Nguyễn Trãi được thể hiện qua cách tác giả miêu tả thiên nhiên. Ông đã so sánh núi Dục Thúy giống như một đóa sen, đã so sánh bóng tháp như một chiếc trâm ngọc, đã so sánh hình ảnh núi dưới sóng nước như đang soi mái tóc. Nhờ lối so sánh đó mà ta thấy được vẻ đẹp thanh tịnh, tao nhã của núi Dục Thúy, đồng thời cũng thấy được một tâm hồn nhạy cảm, có chiều sâu và thơ mộng của Nguyễn Trãi.
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Soạn Văn 10 Kết nối tri thức tập 2 bài Dục Thúy Sơn, Soạn bài Dục Thúy Sơn Văn 10 Kết nối tri thức tập 2, Siêu nhanh Soạn bài Dục Thúy Sơn Văn 10 Kết nối tri thức tập 2
Bình luận