Lý thuyết trọng tâm toán 11 cánh diều bài 1: Định nghĩa đạo hàm. Ý nghĩa hình học của đạo hàm
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 11 cánh diều bài 1: Định nghĩa đạo hàm. Ý nghĩa hình học của đạo hàm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. ĐẠO HÀM TẠI MỘT ĐIỂM
1. Một số bài toán dẫn đến khái niệm đạo hàm
a) Bài toán tìm vận tốc tức thời
Phương trình chuyển động của viên bi là $y=f(x)=\frac{1}{2}gx^{2}$.
Tại thời điểm x$_{0}$ vật ở vị trí M$_{0}$ = f(x$_{0}$); tại thời điểm x$_{1}$ vật ở vị trí M$_{1}$ = f(x$_{1}$)
Quãng đường vật đi được: $M_{0}M_{1}=f(x_{1})-f(x_{0})$. Vận tốc trung bình của vật là
$\frac{f(x_{1})-f(x_{0})}{x_{1}-x_{0}}$
Nếu $x_{1}-x_{0}$ càng nhỏ thì tỉ số trên càng phản ánh rõ sự nhanh hay chậm của viên bi tại thời điểm đó.
b) Bài toán tìm cường độ tức thời
Điện lượng Q truyền trong dây dẫn là một hàm số của thời gian t, Q = Q(t).
Cường độ trung bình của dòng điện: $\frac{Q_{t}-Q_{t_{0}}}{t-t_{0}}$
Nếu $\left | t-t_{0} \right |$ càng nhỏ thì tỉ số trên càng biểu thị chính xác cường độ dòng diện tại thời điểm $t_{0}$.
2. Định nghĩa đạo hàm tại một điểm
HĐ1
$v(x_{0})=\lim_{x_{1}\rightarrow 1}\frac{f(x_{1})-f(1)}{x_{1}-1}$
$=\lim_{x_{1}\rightarrow 1}\frac{\frac{1}{2}gx_{1}^{2}-\frac{1}{2}g}{x_{1}-1}$
$=\lim_{x_{1}\rightarrow 1}\frac{\frac{1}{2}g(x_{1}^{2}-1)}{x_{1}-1}=\frac{1}{2}g(x_{1}+1)\approx \frac{1}{2}.9,8.(1+1)\approx 9,8 (m/s)$
Định nghĩa: Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b) và điểm x$_{0}$ ∈ (a; b).
Nếu tồn tại giới hạn $\frac{f(x_{1})-f(x_{0})}{x_{1}-x_{0}}$ thì giới hạn đó được gọi là đạo hàm của hàm số y = f(x) tại x0 và được kí hiệu f'(x0) hoặc y'(x0).
Nhận xét: Trong định nghĩa trên, ta đặt:
∆x = x - x$_{0}$ và gọi ∆x là số gia của biến số tại điểm x$_{0}$.
∆y = f(x$_{0}$ + ∆x) - f(x$_{0}$) và gọi ∆y là số gia của hàm số ứng với số gia ∆x tại điểm x$_{0}$.
Khi đó, ta có: $f'(x_{0})=\frac{f(x_{0}+\Delta x)-f(x_{0})}{\Delta x}$.
3. Cách tính đạo hàm bằng định nghĩa
Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b) và điểm x$_{0}$ ∈ (a; b).
Để tính đạo hàm f'(x$_{0}$) của hàm số y = f(x) tại x$_{0}$, ta lần lượt thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Xét ∆x là số gia của biến số tại điểm x$_{0}$. Tính ∆y = f(x$_{0}$ + ∆x) - f(x$_{0}$).
- Bước 2: Rút gọn tỉ số $\frac{\Delta y}{\Delta x}$.
- Bước 3: Tính $\frac{\Delta y}{\Delta x}$.
Kết luận: Nếu $\frac{\Delta y}{\Delta x}$ = a thì f'(x$_{0}$) = a.
Ví dụ 1: (SGK – tr.61)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.61)
Luyện tập 1
Xét ∆x là số gia của biến số tại điểm x$_{0}$ = 2.
Ta có: $\Delta y=f(2+\Delta x)-f(2)=\frac{1}{2+\Delta x}-\frac{1}{2}$
$=\frac{2}{2(2+\Delta x)}-\frac{2+\Delta x}{2(2+\Delta x)}=\frac{-\Delta x}{2(2+\Delta x)}$
Suy ra: $\frac{\Delta y}{\Delta x}=\frac{-1}{2(2+\Delta x)}$
Ta thấy, $\frac{\Delta y}{\Delta x}=\lim_{\Delta x\rightarrow 0}\frac{-1}{2(2+\Delta x)}=-\frac{1}{4}$
Vậy $f'(2)=-\frac{1}{4}$.
Ví dụ 2: (SGK – tr.61)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.62)
Nhận xét: Hàm số $f(x)=x^{2}$ có đạo hàm tại mọi điểm x trên khoảng (-∞; +∞). Ta nói hàm số có đạo hàm trên khoảng (-∞; +∞). Một cách tổng quát: Hàm số $y=f(x)$ được gọi là có đạo hàm trên khoảng (a; b) nếu nó có đạo hàm tại mọi điểm x trên khoảng đó.
Luyện tập 2
Xét ∆x là số gia của biến số tại điểm x.
Ta có: $\Delta y=f(x+\Delta x)-f(x)=(x+\Delta x)^{3}-x^{3}$
$=(x+\Delta x-x)[x(x+\Delta x)^{2}+x(x+\Delta x)+x^{2}]$
$=\Delta x(x^{2}+2x.\Delta x+(\Delta x)^{2}+x^{2}+x.\Delta x+x^{2})$
$=\Delta x.(3x^{2}+(\Delta x)^{2}+3x.\Delta x)$
Ta thấy
$\lim_{\Delta x\rightarrow 0}\frac{\Delta y}{\Delta x}=\lim_{\Delta x\rightarrow 0}(3x^{2}+(\Delta x)^{2}+3x.\Delta x)=3x^{2}$
=> $f'(x)=3x^{2}$
4. Ý nghĩa vật lý của đạo hàm
VD: vận tốc tức thời của viên đạn, vận tốc của một vận động viên,…
Đạo hàm xuất hiện trong nhiều khái niệm vật lí. Chẳng hạn: Xét chuyển động thẳng xác định bởi phương trình s = s(t), với là s = s(t) một hàm số có đạo hàm. Như đã thấy trong bài toán mở đầu, vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm t$_{0}$ là đạo hàm của hàm số tại t$_{0}$:
$v(t_{0})=s'v(t_{0})$
II. Ý NGHĨA HÌNH HỌC CỦA ĐẠO HÀM
HĐ2
a) $k_{0}=\lim_{x\rightarrow x_{M}}\frac{f(x)-f(x_{0})}{x-x_{0}}=f'(x_{0})$
b) Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm $M_{0}$
$y=k_{0}(x-x_{0})+y_{0}=f'(x_{0})(x-x_{0})+f(x_{0})$
Công thức
Đạo hàm của hàm số y = f(x) tại điểm $x_{0}$ là hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị hàm số đó tại điểm $M_{0}(x_{0};f(x_{0}))$.
Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = f(x) tại điểm $M_{0}(x_{0};f(x_{0}))$ là $y=f'(x_{0})(x-x_{0})+f(x_{0})$.
Ví dụ 3: (SGK – tr.63)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.63)
Luyện tập 3
Tiếp tuyến của đồ thị tại điểm có hoành độ bằng 1 có hệ số góc là
$f'(1)=\lim_{x\rightarrow 1}\frac{\frac{1}{x}-1}{x-1}=-1$
Phương trình tiếp tuyến của đồ thị tại điểm N(1;1) là
$y=-1(x-1)+1=-x+2$
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận