Giải SBT Toán 11 cánh diều bài 1 Định nghĩa đạo hàm. Ý nghĩa hình học của đạo hàm

Giải chi tiết sách bài tập Toán 11 tập 2 Cánh diều bài 1 Định nghĩa đạo hàm. Ý nghĩa hình học của đạo hàm. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Bài 1 trang 65 SBT Toán 11 CD tập 2: Cho y=f(x) có đạo hàm tại $x_{0}$ là f′($x_{0}$). Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. f′($x_{0}$)=$ \lim_{x\rightarrow x_{0}}\frac{f(x)+f(x_{0})}{x+x_{0}}$

B. f′($x_{0}$)=$ \lim_{x\rightarrow x_{0}}\frac{f(x)-f(x_{0})}{x-x_{0}}$

C. f′($x_{0}$)=$ \lim_{x\rightarrow x_{0}}\frac{f(x)-f(x_{0})}{x+x_{0}}$

D. f′($x_{0}$)=$ \lim_{x\rightarrow x_{0}}\frac{f(x)+f(x_{0})}{x-x_{0}}$

Lời giải chi tiết

Theo định nghĩa đạo hàm ta có: f′($x_{0}$)=$ \lim_{x\rightarrow x_{0}}\frac{f(x)-f(x_{0})}{x-x_{0}}$

Chọn đáp án B.

Bài 2 trang 65 SBT Toán 11 CD tập 2: Điện lượng Q truyền trong dây dẫn là một hàm số của thời gian t,Q=Q(t). Cường độ trung bình trong khoảng $|t-t_{0}|$được xác định bởi công thức $ \frac{Q(t)-Q(t_{0})}{t-t_{0}}$. Cường độ tức thời tại thời điểm $t_{0}$ là:

A. $ \frac{Q(t)-Q(t_{0})}{t-t_{0}}$

B. $ \lim_{t\rightarrow 0}\frac{Q(t)-Q(t_{0})}{t-t_{0}}$

C. $ \lim_{t\rightarrow t_{0}}\frac{Q'(t)-Q'(t_{0})}{t-t_{0}}$

D. $ \lim_{t\rightarrow t_{0}}\frac{Q(t)-Q(t_{0})}{t-t_{0}}$

Lời giải chi tiết

Cường độ tức thời tại thời điểm t0 là: $ \lim_{t\rightarrow t_{0}}\frac{Q(t)-Q(t_{0})}{t-t_{0}}$

Chọn đáp án D.

Bài 3 trang 65 SBT Toán 11 CD tập 2: Hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = f(x) tại điểm $M_{0}(x_{0};f(x_{0}))$ là:

A. f($x_{0}$).

B. f′($x_{0}$).

C. $x_{0}$.

D. −f′($x_{0}$).

Lời giải chi tiết

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = f(x) tại điểm P($x_{0};f(x_{0})$) là đường thẳng đi qua P với hệ số góc k=$ \lim_{x\rightarrow x_{0}}\frac{f(x)-f(x_{0})}{x-x_{0}}$ nếu giới hạn tồn tại và hữu hạn, nghĩa là k=f′($x_{0}$)

Đáp án B.

Bài 4 trang 65 SBT Toán 11 CD tập 2: Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = f(x) tại điểm $M_{0}(x_{0};f(x_{0}))$ là:

A. $y=f(x_{0})(x-x_{0})+f(x_{0})$. 

B. $y=f′(x_{0})(x+x_{0})+f(x_{0})$.

C. $y=f′(x_{0})(x-x_{0})+f(x_{0})$.

D. $y=f′(x_{0})(x-x_{0})-f(x_{0})$.

Lời giải chi tiết

Nếu hàm số y=f(x) có đạo hàm tại điểm $x_{0}$ thì phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm P($x_{0};y_{0}$) là $y=f′(x_{0})(x-x_{0})+f(x_{0})$.

Đáp án C.

Bài 5 trang 65 SBT Toán 11 CD tập 2: Vận tốc tức thời của chuyển động s = f(t) tại thời điểm $t_{0}$ là:

A. $f′(t_{0})$.

B. $f(t_{0})-f′(t_{0})$.

C. $f(t_{0})$.

D. $-f′(t_{0})$.

Lời giải chi tiết:

Vận tốc tức thời của chuyển động s = f(t) tại thời điểm $t_{0}$ là: $v(t_{0})=f′(t_{0})$.

Đáp án A.

Bài 6 trang 65 SBT Toán 11 CD tập 2: Tính đạo hàm của mỗi hàm số sau bằng định nghĩa:

a) f(x)=x+2;

b) $g(x)=4x^{2}-1$;

c) h(x)=$ \frac{1}{x-1}$

Lời giải chi tiết:

a) Tại $x_{0}\in \mathbb{R}$ tùy ý, gọi Δx là số gia của biến số tại $x_{0}$.

Δy = f($x_{0}$+Δx) − f($x_{0}$)=$x_{0}$ + Δx + 2 − $x_{0}$ −2=Δx.⇒$ \frac{\Delta y}{\Delta x}=\frac{\Delta x}{\Delta x}=1$⇒$ \lim_{\Delta x\rightarrow 0}\frac{\Delta y}{\Delta x}=\lim_{\Delta x\rightarrow 0}1=1$

⇒f′(x)=1

b) Tại $x_{0} \in \mathbb{R}$ tùy ý, gọi Δx là số gia của biến số tại $x_{0}$.

Δy = g($x_{0}$ + Δx) − g($x_{0}$) = 4($x_{0}$ + Δx)$^{2}$ − 1 − 4$x_{0}^{2}$ + 1 = 8$x_{0}$.Δx+(Δx)$^{2}$

⇒$ \frac{\Delta y}{\Delta x}$ =8$x_{0}$ + Δx ⇒$ \lim_{\Delta x\rightarrow 0}\frac{\Delta y}{\Delta x}=\lim_{\Delta x\rightarrow 0} $(8$x_{0}$+Δx)=8$x_{0}$.

⇒g′(x)=8x

c) Tại $x_{0}\in \mathbb{R}$∖{1}, gọi Δx là số gia của biến số tại $x_{0}$.

Δy=h($x_{0}$+Δx)−h($x_{0}$)=$ \frac{1}{x_{0}+\Delta x-1}-\frac{1}{x_{0}-1}=\frac{-\Delta x}{(x_{0}+\Delta x-1)(x_{0}-1)}$

⇒$\frac{\Delta y}{\Delta x}=\frac{-1}{(x_{0}+\Delta x-1)(x_{0}-1)}$⇒$ \lim_{\Delta x\rightarrow 0}\frac{\Delta y}{\Delta x}=\lim_{\Delta x\rightarrow 0}\frac{-1}{(x_{0}+\Delta x-1)(x_{0}-1)}=\frac{-1}{(x_{0}-1)^{2}}$

⇒h′(x)=−$ \frac{-1}{(x_{0}-1)^{2}}$

Bài 7 trang 65 SBT Toán 11 CD tập 2: Chứng minh rằng hàm số f(x)=|x−2|không có đạo hàm tại điểm $x_{0}$ = 2, nhưng có đạo hàm tại mọi điểm x≠2.
Lời giải chi tiết

* Xét x>2⇒f(x)=|x−2|=x−2.

Tại $x_{0}$∈(2;+∞) tùy ý, gọi Δx là số gia của biến số tại $x_{0}$.

Δy=f($x_{0}$+Δx)−f($x_{0}$)=$x_{0}$+Δx+2−$x_{0}$−2=Δx.⇒$ \frac{\Delta y}{\Delta x}=\frac{\Delta x}{\Delta x}=1$⇒$ \lim_{\Delta x\rightarrow 0}\frac{\Delta y}{\Delta x}=\lim_{\Delta x\rightarrow 0}1=1$

⇒f′(x)=1

* Xét x<2⇒f(x)=|x−2|=2−x.

Tại $x_{0}$∈(−∞;−2) tùy ý, gọi Δx là số gia của biến số tại $x_{0}$.

Δy=f($x_{0}$+Δx)−f($x_{0}$)=2−($x_{0}$+Δx)+$x_{0}$−2=−Δx.⇒$ \frac{\Delta y}{\Delta x}=-\frac{\Delta x}{\Delta x}=-1$⇒$ \lim_{\Delta x\rightarrow 0}\frac{\Delta y}{\Delta x}=\lim_{\Delta x\rightarrow 0}-1=-1$

⇒f′(x)=−1

* Xét tại x=2, gọi Δx là số gia của biến số tại $x_{0}$=2.

$\lim_{\Delta x\rightarrow 0^{+}}\frac{\Delta y}{\Delta x}=\lim_{\Delta x\rightarrow 0}1=1\neq \lim_{\Delta x\rightarrow 0^{-}}\frac{\Delta y}{\Delta x}=\lim_{\Delta x\rightarrow 0}-1=-1$

Suy ra không tồn tại đạo hàm của hàm số tại x=2.

Bài 8 trang 65 SBT Toán 11 CD tập 2: Cho hàm số f(x)=$x^{3}$ có đồ thị (C)

a) Viết phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm có hoành độ bằng −1.

b) Viết phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm có tung độ bằng 8.

Lời giải chi tiết

Tại $x_{0}$∈R tùy ý, gọi Δx là số gia của biến số tại $x_{0}$.

Δy=f($x_{0}$+Δx)−f($x_{0}$)=($x_{0}+Δx)$^{3}$−$x_{0}^{3}$=3$x_{0}^{2}$.Δx+3$x_{0}$(Δx)$^{2}$+(Δx)$$^{3}$

⇒$ \frac{\Delta y}{\Delta x}=\frac{3x_{0}^{2}.\Delta x+3x_{0}(\Delta x)^{2}+(\Delta x)^{3}}{\Delta x}$ =$3x_{0}^{2}$+3$x_{0}$.Δx+(Δx)$^{2}$

⇒$ \lim_{\Delta x\rightarrow 0}\frac{\Delta y}{\Delta x}=\lim_{\Delta x\rightarrow 0}3x_{0}^{2}+3x_{0}(\Delta x)+(\Delta x)^{2}=3x_{0}^{2}$.

⇒f′(x)=$3x^{2}$

a) Gọi M($x_{0};y_{0}$) là tiếp điểm của tiếp tuyến của đồ thị có hoành độ bằng −1.

⇒$x_{0}$=−1;$y_{0}$=−1 ⇒M(−1;−1)

 ⇒f′(−1)=3(−1)$^{2}$=3

Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M(−1;−1) là:

y=f′(−1)(x−(−1))+f(−1)⇔y=3(x+1)−1⇔y=3x+2.

b) Gọi N($x_{0};y_{0}$) là tiếp điểm của tiếp tuyến của đồ thị có tung độ bằng 8.

⇒$y_{0}$=8⇒$x_{0}$=2⇒N(2;8)

 ⇒f′(2)=3.(2)$^{2}$=12

Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm N(2;8) là:

y=f′(2)(x−2)+f(2) ⇔ y=12(x−2)+8 ⇔ y=12x−16.

Bài 9 trang 66 SBT Toán 11 CD tập 2: Một vật rơi tự do có phương trình chuyển động là s(t)=$ \frac{1}{2}gt^{2}$ trong đó g=9,8m/s$^{2}$.

a) Tìm vận tốc tức thời của vật tại thời điểm t=3 (s).

b) Tìm thời điểm mà vận tốc tức thời của vật tại thời điểm đó bằng 39,2(m/s).

Lời giải chi tiết

a) Gọi Δt là số gia của biến số tại thời điểm t.

$ \frac{\Delta s}{\Delta t}=\frac{a(t+\Delta t)-s(t)}{\Delta t}=\frac{1}{2}g\frac{(t+\Delta t)^{2}-t^{2}}{\Delta t}=\frac{1}{2}g(2t+\Delta t)$

Vận tốc tức thời của vật v(t)=s′(t)=$ \lim_{\Delta t\rightarrow 0}\frac{\Delta s}{\Delta t}=\lim_{\Delta t\rightarrow 0}(\frac{1}{2}g(2t+\Delta t))$ =gt.

Suy ra  vận tốc tức thời của vật tại thời điểm t=3 (s):

v(3)=9,8.3=29,4(m/s).

b) Vận tốc tức thời của vật bằng 39,2(m/s).

⇒gt=39,2⇒t=$ \frac{39,2}{g}=\frac{39,2}{9,8}$=4(s).

Vậy vận tốc tức thời của vật bằng 39,2(m/s) tại thời điểm t=4 (s). 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT toán 11 tập 2 sách Cánh diều, Giải SBT toán 11 CD tập 2, Giải SBT toán 11 tập 2 Cánh diều bài 1 Định nghĩa đạo hàm. Ý nghĩa hình học của đạo hàm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác