Lý thuyết trọng tâm toán 10 cánh diều bài 5: Tích của một số với một vectơ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 10 cánh diều bài 5: Tích của một số với một vectơ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. ĐỊNH NGHĨA

HĐ1: 

 

Hinh 1

Do B là trung điểm của AC nên $\overrightarrow{AB}= \overrightarrow{BC}$. Khi đó ta có: $\overrightarrow{AC}= \overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{BC}= \overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{AB}.$

HĐ2: 

Vectơ $2\overrightarrow{AB}$ cùng hướng với $\overrightarrow{AB}$ và $\left | 2\overrightarrow{AB} \right |= 2\left | \overrightarrow{AB} \right |$

2AB=2AB

Kết luận:

Cho số thực $k \neq 0$ và vectơ $\overrightarrow{a} \neq \overrightarrow{0}$. Tích của số k với vectơ $\overrightarrow{a}$ là một vectơ, kí hiệu là $k\overrightarrow{a}$, được xác định như sau:

+ Cùng hướng với vectơ $\overrightarrow{a}$ nếu $k > 0$, ngược hướng với vectơ $\overrightarrow{a}$ nếu $k < 0$

+ Có độ dài bằng $\left | k \right |. \left | \overrightarrow{a} \right |$

Quy ước:

$0. \overrightarrow{a}= \overrightarrow{0}, k\overrightarrow{0}= \overrightarrow{0}$

Phép lấy tích của một số với một vectơ gọi là phép nhân số với vectơ.

Ví dụ 1 (SGK – tr89)

Luyện tập 1: 

Hinh 2

+ Ta có: $\overrightarrow{AG}, \overrightarrow{AM}$ là hai vectơ cùng hướng và $\left | \overrightarrow{AG} \right |= \frac{2}{3}\left | \overrightarrow{AM} \right | \Rightarrow \overrightarrow{AG}= \frac{2}{3}\overrightarrow{AM}.$ Vậy $a = \frac{2}{3}$.

+ Ta có: $\overrightarrow{GN}, \overrightarrow{GB}$ là hai vectơ ngược hướng và $\left | \overrightarrow{GN} \right |= \frac{1}{2}\left | \overrightarrow{GB} \right | \Rightarrow \overrightarrow{GN}= -\frac{1}{2}\overrightarrow{GB}.$ Vậy $b = \frac{-1}{2}.$

Ví dụ 2 (SGK -tr89)

II. TÍNH CHẤT

Với hai vectơ bất kì $\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}$ và hai số thực $h, k,$ ta có:

  • $k(\overrightarrow{a}+ \overrightarrow{b})= k\overrightarrow{a}+ k\overrightarrow{b}; k(\overrightarrow{a}- \overrightarrow{b})= k\overrightarrow{a}- k\overrightarrow{b}$;
  • $(h + k)\overrightarrow{a}= h\overrightarrow{a}+ k\overrightarrow{a}$
  • $h(k\overrightarrow{a})= (hk)\overrightarrow{a}$;
  • $1\overrightarrow{a}= \overrightarrow{a}; (-1)\overrightarrow{a}= \overrightarrow{-a}$       

Nhận xét: $k\overrightarrow{0}= \overrightarrow{0}$ khi và chỉ khi $k = 0$ hoặc $\overrightarrow{a}= \overrightarrow{0}.$

Ví dụ 3 (SGK – tr89)

Luyện tập 2:

$3(\overrightarrow{AB}+ 2\overrightarrow{BC})- 2(\overrightarrow{AB}+ 3\overrightarrow{BC})= 3\overrightarrow{AB}- 2\overrightarrow{AB}+ 6\overrightarrow{BC}- 6\overrightarrow{BC}= \overrightarrow{AB} $(đpcm)

III. MỘT SỐ ỨNG DỤNG

1. Trung điểm của đoạn thẳng

HĐ3:

Hinh 3

I là trung điểm của đoạn thẳng AB nên $\overrightarrow{IA}+ \overrightarrow{IB}= \overrightarrow{0}$.

$\Rightarrow \overrightarrow{MA}+ \overrightarrow{MB}= (\overrightarrow{MI}+ \overrightarrow{IA})+ (\overrightarrow{MI}+ \overrightarrow{IB})= 2\overrightarrow{MI}$

Kết luận: 

Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì $\overrightarrow{MA}+ \overrightarrow{MB}= 2\overrightarrow{MI}$ với điểm M bất kì

2. Trọng tâm của tam giác

HĐ4:

Hinh 4

Do G là trọng tâm của tam giác $ABC$ nên $\overrightarrow{GA}+ \overrightarrow{GB}+ \overrightarrow{GC}= \overrightarrow{0}$

$\Rightarrow \overrightarrow{MA}+ \overrightarrow{MB}+ \overrightarrow{MC}$

= $(\overrightarrow{MG}+ \overrightarrow{GA})+ (\overrightarrow{MG}+ \overrightarrow{GB})+ (\overrightarrow{MG}+ \overrightarrow{GC})$

= $3\overrightarrow{MG}+ (\overrightarrow{GA}+ \overrightarrow{GB}+ \overrightarrow{GC})= 3\overrightarrow{MG}$

Kết luận: 

Nếu $G$ là trọng tâm của tam giác $ABC \Rightarrow \overrightarrow{MA}+ \overrightarrow{MB}+ \overrightarrow{MC}= 3\overrightarrow{MG}$ với điểm M tuỳ ý.

Ví dụ 4 (SGK – tr90) 

Luyện tập 3:

Hinh 5

Ta có: $\overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{AC}= \overrightarrow{AG}+ \overrightarrow{GB}+ \overrightarrow{AG}+ \overrightarrow{GC}$

= $2\overrightarrow{AG}+ \overrightarrow{GB}+ \overrightarrow{GC}$

= $3\overrightarrow{AG}+ \overrightarrow{GA}+ \overrightarrow{GB}+ \overrightarrow{GC}= 3 \overrightarrow{AG}$ đpcm. 

3. Điều kiện để hai vectơ cùng phương. Điều kiện để ba điểm thẳng hàng

HĐ5: 

Ta có $\overrightarrow{a}= k\overrightarrow{b}$ với k là số thực khác 0, hai vectơ $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$ khác $\overrightarrow{0}$.

Khi đó hai vectơ $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$ cùng phương.  

Kết luận:

Điều kiện cần và đủ để hai vectơ $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b} (\overrightarrow{b}≠0)$ cùng phương là có một số thực k để $\overrightarrow{a}= k\overrightarrow{b}.$

HĐ6:

a. Nếu $A, B, C$ thẳng hàng thì đường thẳng $AB$ trùng đường thẳng $AC$, do đó hai vectơ $\overrightarrow{AB}$ và $\overrightarrow{AC}$ cùng phương.

b. Nếu hai vectơ $\overrightarrow{AB}$ và $\overrightarrow{AC}$ cùng phương thì đường thẳng AB trùng đường thẳng AC, do đó ba điểm $A, B, C$ có thẳng hàng.

Kết luận:

Điều kiện cần và đủ để ba điểm phân biệt $A, B, C$ thẳng hàng là có số thực k để $\overrightarrow{AB}= k\overrightarrow{AC}.$

Ví dụ 5 (SGK – tr91)

Luyện tập 4:

 

Hinh 6

a. Từ hình vẽ, $AC = \frac{3}{4}AD \Rightarrow \overrightarrow{AC}= \frac{3}{4}\overrightarrow{AD}$ (Hai vectơ cùng hướng)

$⇒ k= \frac{3}{4}$

b. Từ hình vẽ, $BD = 3CD \Rightarrow \overrightarrow{BD}= -3\overrightarrow{DC}$ (Hai vectơ ngược hướng)

$⇒ k= -3$

Nhận xét: 

Trong mặt phẳng, cho hai vectơ $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$ không cùng phương. Với mỗi vectơ $\overrightarrow{c}$ có duy nhất cặp số $(x ; y)$ thoả mãn $\overrightarrow{c}= x\overrightarrow{a}+ y\overrightarrow{b}.$

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Lý thuyết trọng tâm toán 10 cánh diều bài 5: Tích của một số với một vectơ, Nội dung kiến thức toán 10 cánh diều, Tổng hợp kiến thức toán 10 cánh diều bài 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác