Giải chi tiết tiếng việt 4 kết nối bài Ôn tập và đánh giá cuối năm học ( Phần 2 - Đánh giá cuối năm học)

Hướng dẫn giải chi tiết tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài Ôn tập và đánh giá cuối năm học ( Phần 2 - Đánh giá cuối năm học). Bài làm giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong chương trình sách giáo khoa phổ cập. Lời giải rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, từ đó giúp học sinh dễ dàng tiếp cận cách làm và chinh phục những điểm số cao trong học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TIẾT 6-7

  1. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Bài đọc: Chiều thu quê em – Trương Nam Hương

 

Câu 1: Kể tên 5 sự vật được miêu tả trong bài thơ

Trả lời:

5 sự vật được miêu tả trong bài thơ là:

  • Nắng chiều.

  • Chuồn kim.

  • Hoa chuối.

  • Dòng sông.

  • Mây.

 

Câu 2: Tìm trong bài 2 câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa.

Trả lời:

Hai câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa là:

  • "Con chim giấu chiều trong cánh"

  • "Mây trốn đâu rồi chẳng biết"



II. Đọc hiểu

Bài đọc: Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất – Trần Diệu Tấn và Đỗ Thái

 

Câu 1: Ngày 20 tháng 9 năm 1519 có sự kiện gì đặc biệt?

Trả lời:

Ngày 20 tháng 9 năm 1519 là ngàu Ma-gien-lăng chỉ huy hạm đội đi khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

 

Câu 2: Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là gì? Tìm câu trả lời đúng.

A. Đại Tây Dương

B. Thái Bình Dương

C. Ấn Độ Dương

D. Bắc Băng Dương

Trả lời:

Chọn đáp án B. Thái Bình Dương

 

Câu 3: Vì sao Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới như vậy? Tìm câu trả lời đúng.

A. Vì ông thấy nơi này rộng mênh mông

B. Vì ông thấy nơi này rất yên bình

C. Vì ông thấy nơi này rất thơ mộng

D. Vì ông thấy nơi này bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ

Trả lời:

Chọn đáp án B. Vì ông thấy nơi này rất yên bìnhChọn đáp án B. Vì ông thấy nơi này rất yên bình

 

Câu 4: Những khó khăn mà đoàn thám hiểm gặp phải là gì?

Trả lời:

Những khó khăn mà đoàn thám hiểm gặp phải là :

  • Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch

  • Đi mãi chẳng thấy bờ

  • Trận giao tranh với dân đảo Ma-tan

 

Câu 5: Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình như thế nào?

Châu Âu -> Đại Tây Dương -> ? -> Thái Bình Dương -> ? -> Ấn Độ Dương -> ?

Trả lời:

Châu Âu -> Đại Tây Dương -> Nam Mỹ -> Thái Bình Dương -> Ma-tan -> Ấn Độ Dương -> Tây Ban Nha

 

Câu 6: Những kết quả mà đoàn thám hiểm đã đạt được là gì?

Trả lời:

Những kết quả mà đoàn thám hiểm đã đạt được là :

  • Hoàn thành sứ mạng

  • Khẳng định Trái Đất hình cầu

  • Phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới

 

Câu 7: Trong bài viết có bao nhiêu danh từ riêng? Đó là những danh từ nào?

Trả lời:

Trong bài viết có 10 danh từ riêng? Đó là những danh từ:

Xê-vi-la

Tây Ban Nha

Ma-gien-lăng

Đại Tây Dương

Thái Bình Dương

Ma-tan

Ấn Độ Dương

Châu Âu

Tâu Ban Nha

Trái Đất

 

Câu 8: Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ của câu sau:

Khi tới gần mỏm cực nam, đoàn thám hiểm phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông.

Trả lời:

Chủ ngữ: đoàn thám hiểm

Vị ngữ: phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông

Trạng ngữ: Khi tới gần mỏm cực nam

 

Câu 9: Đặt một câu nói về Ma-gien-lăng, trong câu có thành phần trạng ngữ.

Trả lời:

Trong câu chuyện, Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm nhằm mục đích khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

 

B. PHẦN VIẾT

Câu hỏi: Chọn 1 trong 2 đề dưới đây

Đề 1: Viết bài văn miêu tả một cây hoa mà em thấy trong vườn trường hoặc trên đường đi học.

Đề 2: Hãy tưởng tượng em tham gia đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng và vừa trở về đất liền, có nhiều người ra đón em. Kể lại cuộc gặp gỡ đó. 

Trả lời:

Chọn đề 1: Viết bài văn miêu tả một cây hoa mà em thấy trong vườn trường hoặc trên đường đi học.       

Em thường thấy một loài cây hoa rất đẹp và quyến rũ trên đường đi học mỗi ngày. Đó là cây hoa phượng vĩ, màu đỏ tươi nổi bật giữa những tán lá xanh mướt. Cây hoa phượng vĩ đã trở thành biểu tượng đặc trưng của mùa hè tại vùng quê em.

Khi bước ra khỏi cổng trường, em thường nhìn thấy dãy cây hoa phượng vĩ nở rộ ven đường. Những bông hoa to và đỏ rực bày tỏ sự tươi trẻ và sức sống của mùa hè. Lá phượng vĩ dạng lông chim mềm mại và xanh non, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp đầy màu sắc.

Khi hoa phượng vĩ nở, cả con đường trường em trở nên rạng ngời hơn. Những cánh hoa rơi bổng trên mặt đường tạo ra một lớp thảm hoa đẹp mắt. Không chỉ có màu sắc, hoa phượng vĩ còn mang theo mùi thơm ngọt dịu khiến em cảm thấy thật dễ chịu khi đi qua.

Cây hoa phượng vĩ còn có ý nghĩa tượng trưng về tình yêu và tình bạn. Những bông hoa đỏ rực của nó thường được coi là biểu tượng của tình yêu đôi, và cảm giác này luôn làm cho em thấy ấm áp và hạnh phúc.

 

Mỗi khi thấy cây hoa phượng vĩ nở rộ, em luôn cảm thấy hào hứng và phấn khích. Đó là một phần không thể thiếu của hành trình hàng ngày trên đường đi học, và nó luôn làm cho mùa hè trở nên tươi đẹp hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác