Giải bài 4 Tích vô hướng của hai vectơ

Giải bài 4: Tích vô hướng của hai vectơ - sách chân trời sáng tạo toán 10 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. GÓC GIỮA HAI VECTƠ

Khám phá 1: Cho hình vuông ABCD có tâm I (Hình 1).

a. Tính $\widehat{IDC}$.

b. Tìm hai vectơ cùng có điểm đầu là D và điểm cuối lần lượt là I và C.

c. Tìm hai vectơ cùng có điểm đầu là D và lần lượt bằng vectơ $\vec{IB}$ và $\vec{AB}$.

Giải bài 4 Tích vô hướng của hai vectơ

Hướng dẫn giải:

a. $\widehat{DIC}$ = $45^{\circ}$

b. Hai vectơ cần tìm là $\vec{DI}$ và $\vec{DC}$

c. $\vec{DI}$ = $\vec{IB}$; $\vec{DC}$ = $\vec{AB}$

Thực hành 1: Cho tam giác đều ABC có H là trung điểm của cạnh BC. Tìm các góc: ($\vec{AB}$, $\vec{AC}$), ($\vec{AB}$, $\vec{BC}$), ($\vec{AH}$, $\vec{BC}$), ($\vec{BH}$, $\vec{BC}$), ($\vec{HB}$, $\vec{BC}$)

Hướng dẫn giải:

Lấy điểm D sao cho AD // BC và AD = BC

Giải bài 4 Tích vô hướng của hai vectơ

  • ($\vec{AB}$, $\vec{AC}$) = $\widehat{BAC} = 60^{\circ}$
  • ($\vec{AB}$, $\vec{BC}$) = ($\vec{AB}$, $\vec{AD}$) = $\widehat{BAD} = 120^{\circ}$
  • ($\vec{AH}$, $\vec{BC}$) = ($\vec{AH}$, $\vec{AD}$) = $\widehat{HAD} = 90^{\circ}$

Do hai vectơ $\vec{BH}$ và $\vec{BC}$ cùng hướng nên ($\vec{BH}$, $\vec{BC}$) = $0^{\circ}$

Do hai vectơ $\vec{HB}$ và $\vec{BC}$ ngược hướng nên ($\vec{HB}$, $\vec{BC}$) = $180^{\circ}$.

2. TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI VECTƠ

Khám phá 2: Một người dùng một lực $\vec{F}$ có cường độ 10N kéo một chiếc xe đi quãng đường dài 100m. Tính công sinh bởi lực $\vec{F}$, biết rằng góc giữa vectơ $\vec{F}$ và hướng di chuyển là $45^{\circ}$. (Công A (đơn vị: J) bằng tích của ba đại lượng: cường độ của lực $\vec{F}$, độ dài  quãng đường và côsin của góc giữa hai $\vec{F}$ và độ dịch chuyển $\vec{d}$).

Giải bài 4 Tích vô hướng của hai vectơ

Hướng dẫn giải:

A = |$\vec{F}$|.|$\vec{d}$|.$cos45^{\circ}$ = 10. 100.$cos45^{\circ}$ = $500\sqrt{2}$ (J)

Thực hành 2: Cho tam giác ABC vuông cân tại A, có cạnh huyền bằng $\sqrt{2}$. Tính các tích vô hướng: $\vec{AB}$. $\vec{AC}$, $\vec{AC}$. $\vec{BC}$, $\vec{BA}$. $\vec{BC}$

Hướng dẫn giải:

Tam giác ABC vuông cân tại A có BC = $\sqrt{2}$ $\Rightarrow$ AB = AC = 1

$\vec{AB}$. $\vec{AC}$ = |$\vec{AB}$|. |$\vec{AC}$|.cos($\vec{AB}$, $\vec{AC}$) = 1. 1. cos$90^{\circ}$ = 0

$\vec{AC}$.$\vec{BC}$ = |$\vec{AC}$|. |$\vec{BC}$|. cos($\vec{AC}$, $\vec{BC}$) = 1. $\sqrt{2}$. cos$45^{\circ}$ = 1

$\vec{BA}$.$\vec{BC}$ = |$\vec{BA}$|.|$\vec{BC}$|.cos($\vec{BA}$, $\vec{BC}$) = 1. $\sqrt{2}$. cos$45^{\circ}$ = 1

Thực hành 3: Hai vectơ $\vec{a}$ và $\vec{b}$ có độ dài lần lượt là 3 và 8 và có tích vô hướng là $12\sqrt{2}$. Tính góc giữa hai vectơ $\vec{a}$ và $\vec{b}$.

Hướng dẫn giải:

Ta có: cos($\vec{a}$, $\vec{b)}$ = $\frac{\vec{a}.\vec{b}}{|\vec{a}|.|\vec{b}|}$ = $\frac{12\sqrt{2}}{3. 8}$ = $\frac{\sqrt{2}}{2}$

$\Rightarrow$ ($\vec{a}$, $\vec{b}$) = $45^{\circ}$

Vận dụng 1: Một người dùng một lực $\vec{F}$ có độ lớn là 20N kéo một vật dịch chuyển một đoạn 50m cùng hướng với $\vec{F}$. Tính công sinh bởi lực $\vec{F}$.

Hướng dẫn giải:

A = 20. 50. $cos0^{\circ}$ = 1000 (J)

3. TÍNH CHẤT CỦA TÍCH VÔ HƯỚNG

Thực hành 4: Cho hai vectơ $\vec{i}$, $\vec{j}$ vuông góc, cùng có độ dài bằng 1.

a. Tính $(\vec{i} + \vec{j})^{2}$, $(\vec{i} - \vec{j})^{2}$, ($\vec{i}$ + $\vec{j}$).($\vec{i}$ - $\vec{j}$)

b. Cho $\vec{a}$ = 2$\vec{i}$ + 2$\vec{j}$, b = 3$\vec{i}$ - 3$\vec{j}$. Tính tích vô hướng $\vec{a}$.$\vec{b}$ và tính góc ($\vec{a}$, $\vec{b}$)

Hướng dẫn giải:

a. $(\vec{i} + \vec{j})^{2}$ = $\vec{i}^{2}$ + 2$\vec{i}$. $\vec{j}$ + $\vec{j}^{2}$ = $|\vec{i}|^{2}$ + $|\vec{j}|^{2}$ + 2.|$\vec{i}$|. |$\vec{j}$|. cos$90^{\circ}$ = $1^{2}$ + $1^{2}$ + 0 = 2

$(\vec{i} - \vec{j})^{2}$ = $\vec{i}^{2}$ - 2$\vec{i}$. $\vec{j}$ + $\vec{j}^{2}$ = $|\vec{i}|^{2}$ + $|\vec{j}|^{2}$ - 2.|$\vec{i}$|. |$\vec{j}$|. cos$90^{\circ}$ = $1^{2}$ + $1^{2}$ - 0 = 2

($\vec{i}$ + $\vec{j}$).($\vec{i}$ - $\vec{j}$) = $\vec{i}^{2}$ - $\vec{j}^{2}$ = $|\vec{i}|^{2}$ - $|\vec{j}|^{2}$ = $1^{2}$ - $1^{2}$ = 0

b. Ta có: $\vec{a}$. $\vec{b}$ = (2$\vec{i}$ + 2$\vec{j}$)(3$\vec{i}$ - 3$\vec{j}$) = 6($\vec{i}$ + $\vec{j}$)($\vec{i}$ - $\vec{j}$) = 6. 0 = 0

$\Rightarrow$ ($\vec{a}$; $\vec{b}$) = $90^{\circ}$

Vận dụng 2: Phân tử sulfur dioxide ($SO_{2}$) có cấu tạo hình chữ V, góc liên kết $\widehat{OSO}$ gần bằng $120^{\circ}$. Người ta biểu diễn sự phân cực giữa nguyên tử S với mỗi nguyên tử O bằng các vectơ $\vec{\mu_{1}}$ và $\vec{\mu_{2}}$ có cùng phương liên kết công hóa trị, có chiều từ nguyên tử S về mỗi nguyên tử O và có cùng độ dài là 1,6 đơn vị (Hình 6). Cho biết vectơ tổng $\vec{\mu}$ = $\vec{\mu_{1}}$ + $\vec{\mu_{2}}$ được dùng để biểu diễn sự phân cực của cả phân tử $SO_{2}$. Tính độ dài của $\vec{\mu}$.

Giải bài 4 Tích vô hướng của hai vectơ

Hướng dẫn giải:

|$\vec{\mu}$| $\approx \sqrt{1,6^{2} + 1,6^{2} + 2.1,6, 1,6.cos120^{\circ}}$ = 1,6

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1. Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng a. Tính các tính vô hướng: $\vec{AB}$. $\vec{AD}$, $\vec{AB}$. $\vec{AC}$, $\vec{AC}$. $\vec{CB}$, $\vec{AC}$. $\vec{BD}$

Bài tập 2. Cho hình chữ nhật ABCD có tâm O và cho AD = a, AB = 2a. Tính:

a. $\vec{AB}$. $\vec{AO}$

b. $\vec{AB}$. $\vec{AD}$

Bài tập 3. Cho ba điểm O, A, B thẳng hàng và OA = a, OB = b. Tính tích vô hướng $\vec{OA}$. $\vec{OB}$ trong hai trường hợp:

a. Điểm O nằm ngoài đoạn thẳng AB;

b. Điểm O nằm trong đoạn thẳng AB.

Bài tập 4. Cho đoạn thẳng AB có O là trung điểm và cho điểm M tùy ý. Chứng minh rằng: $\vec{MA}$. $\vec{MB}$ = $MO^{2}$ - $OA^{2}$

Bài tập 5. Một người dùng một lực $\vec{F}$ có độ lớn 90N làm một vật di chuyển một đoạn 100m. Biết lực $\vec{F}$ hợp với hướng dịch chuyển một góc $60^{\circ}$. Tính công sinh bởi lực $\vec{F}$.

Bài tập 6. Cho hai vectơ có độ dài lần lượt là 3 và 4 và có tích vô hướng là -6. Tính góc giữa hai vectơ đó.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải sgk toán 10 chân trời sáng tạo, giải ctst toán 10 tập 1, giải toán 10 tập 1 bài 4, giải bài tích vô hướng của hai vectơ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác