Đề cương ôn tập Toán 6 Cánh diều học kì 2

Đề cương ôn tập môn Toán lớp 6 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Toán 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. PHẦN ĐẠI SỐ

Chương IV: Một số yếu tố thông kê và xác suất

- Dữ liệu: 

  • Những thông tin thu thập được như số, chữ, hình ảnh… được gọi là dữ liệu. 
  • Những dữ liệu dưới dạng số được gọi là số liệu.

Chương V: Phân số và số thập phân

- Định nghĩa phân số: Phân số là số có dạng $\frac{a}{b},(a,b\in Z,b\neq 0)$

- Tính chất của phân số.

  • Khi nhân cả tử và mẫu của một phân số với một số nguyên khác 0 ta được một phân số mới bằng phân số đã cho:$\frac{a}{b}= \frac{a.m}{b.m}(a,b,m\in Z;b,m\neq 0)$
  • Khi chia cả tử và mẫu của một phân số với một ước chungcủachúngtađược một phân số mới bằng phân số đã cho: $\frac{a}{b}= \frac{a:n}{b:n}(a,b\in Z;b,n \in ƯC (a,b)$

$\frac{a}{-b}= \frac{-a}{b}=-\frac{a}{b}$

- Phép công phân số: $\frac{a}{m}+ \frac{b}{m}=\frac{a+b}{m}(a,b,m\in\mathbb{Z};m\neq0)$

- Phép trừ phân số: 

Số đối của phân số $\frac{a}{b}(a,b \in \mathbb{Z};b \neq)$ là $-\frac{a}{b}$

Quy tắc: muốn trừ hai phân số ta lấy SBT cộng với số đối của số trừ

$\frac{a}{b}-\frac{c}{d}=\frac{a}{b}+(-\frac{c}{d})$

- Phép nhân phân số: 

Quy tắc: muốn nhân hai phân số, ta lấy tử nhân tử, mẫu nhân mẫu $\frac{a}{b}. \frac{c}{d}=\frac{a.c}{b.d}\rightarrow a\frac{c}{d}+(-\frac{a.c}{d})$

Lũy thừa của một phân số: $(\frac{a}{b})^{m}=\frac{a^{m}}{b^{m}}(m\in N)$

- Phép chia phân số 

Quy tắc: muốn chia hai phân số, ta lấy SBC nhân với số nghịch đảo của số chia 

$\frac{a}{b}:\frac{c}{d}=\frac{a}{b}.\frac{d}{c}=\frac{a.d}{b.c}\rightarrow a:\frac{c}{d}=\frac{a.d}{c}$

- Hỗn số dương: Hỗn số là tổng của một số nguyên và một phân số $a\frac{b}{c}=a+\frac{b}{c}$

- Số thập phân:

Phân số thập phân là phân số được viết dưới dạng phân số có mẫu là lũy thừa của 10.

Các phân số thập phân đều có thể viết được dưới dạng số thập phân

- Phần trăm: Những phân số có mẫu là 100 có thể viết dưới dạng phần trăm với kí hiệu% 

- Muốn tìm $\frac{m}{n}$ của $a$ ta lấy $\frac{m}{n}.a$

- Tỉ số phần trăm của a và b là $\frac{a}{b} .100%$

2. PHẦN HÌNH HỌC

Chương VI: Hình học phẳng

- Quan hệ vị trí đặc biệt của hai tia

Hai tia đối nhau là hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng.

Hai tia trùng nhau là hai tia chung gốc và có một điểm (khác gốc) của tia này nằm trên tia kia.

- Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B.$MA=MB=\frac{1}{2}AB$

-Góc là hình gồm hai tia chung gốc ( gốc chung đó là đỉnh của góc, hai tia đó còn được gọi là hai cạnh của góc).

-Góc là hình gồm hai tia chung gốc ( gốc chung đó là đỉnh của góc, hai tia đó còn được gọi là hai cạnh của góc).

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Dạng 1. Thực hiện phép tính

Bài tập 1: Thực hiện phép tính

a)$\frac{3}{5}+\frac{7}{5}$

b) $\frac{1}{6}+\frac{-5}{3}$

c) $2\frac{5}{6}.1\frac{4}{9}$

d) $2\frac{6}{7}:5\frac{3}{4}$

Bài tập 2: Thực hiện phép tính

a) $\frac{4}{15}.\frac{1}{3}.\frac{15}{20}$

b) $7\frac{3}{5}-(2\frac{5}{7}+5\frac{3}{5})$

Bài tập 3: Tính hợp lý

a) $\frac{-3}{4}+\frac{2}{7}+\frac{-1}{4}+\frac{3}{5}+\frac{5}{7}$

b) $\frac{6}{7}.\frac{8}{13}\frac{6}{13}.\frac{9}{7}-\frac{4}{13}.\frac{6}{7}$

Dạng 2. Tìm x 

Bài 1: Tìm x biết:

a) $2x+15=-27$

b) $2^{x}:4=16$

c) $5.(12-x)-20=30$

Bài tập 2: 

a) $[(4+28).3+55]:5=35$

b) $(3x-2^{4}).7^{3}=2.7^{4}$

c) $\left | x+3 \right |=0$

Bài tập 3: 

a) $6x+ 2^{3}=2x-12$

b) $3.(4-x)-2(x-1)=x+20$

c) $\frac{(x+1)}{3}=\frac{2]{6}$

Dạng 3. Toán có lời văn

Bài tập 1: Một lớp học có 40 học sinh. Số học sinh giỏi chiếm $25\%$ số học sinh cả lớp. Số học sinh trung bình bằng $\frac{2}{ 5 }$số học sinh giỏi, còn lại là học sinh khá.

a)Tính số học sinh mỗi loại của cả lớp.

b)Tính tỉ số phần trăm của số học sinh khá so

Bài tập 2: Một trường có 1008 học sinh. Số học sinh khối 6 bằng $\frac{5}{14}$ tổng số học sinh toàn trường. Số học sinh nữ khối 6 bằng $\frac{2 }{5 }$số học sinh khối 6. Tính số học sinh nữ, nam của khối 6

Bai tập 3: Khối 6 của một trường THCS có 160 học sinh gồm 4 lớp. Số học sinh lớp 6A chiếm $25%$ tổng số học sinh. Số học sinh lớp 6B chiếm $\frac{1}{ 3}$ số học sinh còn lại. Số học sinh lớp 6C bằng $\frac{9}{ 16}$ tổng số học sinh cả hai lớp 6A và 6B. Còn lại là số học sinh lớp 6D.

a) Tính số học sinh của mỗi lớp.

b) Tính tỉ số phần trăm giữa số học sinh lớp 6D với số học sinh cả khối 6 của trường?

Dạng 4. Hình học phẳng 

Bài tập 1: Cho đoạn thẳng AB=2cm và M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng AM và MB

Bài tập 2: Chon $n$ đường thẳng trong đó bất k 2 đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng nào đồng quy. Biết s giao điểm của các đường thng là 780. Tính $n$ ?

 

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Toán 6 cánh diều học kì 2, ôn tập Toán 6 cánh diều học kì 2, Kiến thức ôn tập Toán 6 cánh diều học kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo