Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 cánh diều học kì 1
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 6 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Ngữ văn 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
CHỦ ĐỀ 1: VĂN BẢN
1. Truyện
Văn bản | Thể loại | Nội dung |
Thánh Gióng | Truyền thuyết | Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. |
Thạch Sanh | Truyện cổ tích | Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. |
Sự tích Hồ Gươm | Truyền thuyết | Ca ngợi cuộc đề cao vai trò của Lê Lợi - vị chủ tướng tài năng của nghĩa quân Lam Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược, thể hiện ước mơ về một cuộc sống hòa bình ấm no. Đồng thời truyện cũng giải thích về sự tích tên gọi Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm). |
2. Thơ
Văn bản | Tác giả | Nội dung |
À ơi tay mẹ | Bình Nguyên | bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình. |
Về thăm mẹ | Đinh Nam Khương | bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiện hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con. |
3. Kí
Văn bản | Tác giả | Nội dung |
Trong lòng mẹ | Nguyên Hồng | Khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi còn thơ ấu. Đồng thời tác giả cũng muốn khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh. |
Đồng Tháp Mười mùa nước nổi | Văn Công Hùng | tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây. |
Thời thơ ấu của Hon-đa | Hon-đa Sô-i-chi-rô | kể về tuổi thơ sớm nhận ra hứng thú của Hon-đa với máy móc, kĩ thuật. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên ước mộng của tác giả, một trong những yếu tố liên quan đến sự nghiệp của ông sau này. |
4. Văn bản nghị luận
Văn bản | Tác giả | Nội dung |
Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ | Nguyễn Đăng Mạnh | Tác giả đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông |
Vẻ đẹp của một bài ca dao | Hoàng Tiến Tựu | Tác giả đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao. Qua đó thể hiện khả năng lập luận xuất sắc của tác giả. |
Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước | Bùi Mạnh Nhị | Tác giả đã chứng minh rằng Thánh Gióng là một tác phẩm thành công, tiêu biểu viết về lòng yêu nước của dân tộc. |
6. Văn bản thông tin
Văn bản | Nội dung |
Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập. | Văn bản đã cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. |
Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ. | Văn bản cung cấp thông tin về trận chiến lịch sử dân tộc ta. |
Giờ Trái Đất | Văn bản đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, sự hình thành và phát triển của chiến dịch này. |
CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy):
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
- Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng.
+ Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành.
+ Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành.
2. Biện pháp tu từ ẩn dụ:
- Ẩn dụ là biện pháp tu từ, sự vật, hiện tượng này được gọi tên bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3. Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn
- Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.
- Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và chữ viết giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
- Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
- Các từ đã được Việt hóa thì viết như từ tiếng Việt. Còn thuật ngữ khoa học thì cần viết theo nguyên dạng để dễ tra cứu khi cần thiết.
- Mượn từ là một cách làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, chỉ nên mượn từ khi thật sự cần thiết và đã mượn thì phải tìm hiểu kĩ để sử dụng cho đúng.
4. Thành ngữ, dấu chấm phẩy
- Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh.
- Dấu chấm phẩy có nhiều công dụng. Bài học này chỉ đề cập công dụng sau: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
5. Mở rộng vị ngữ.
- Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? hoặc Là gì? Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
- Để phản ánh đầy đủ hiện thức khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), vị ngữ thường được mở rộng thành cụm từ. Động từ, tính từ khi làm vị ngữ có khả năng mở rộng thành cụm động từ, cụm tính từ, bao gồm động từ, tính từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ ở trước hoặc sau trung tâm.
CHỦ ĐỀ 3: TẬP LÀM VĂN
1. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát
a. Mở đoạn: Giới thiệu tên bài thơ, tác giả (nếu có), cảm nghĩ chung về bài thơ.
b. Thân đoạn:
- Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ.
- Nêu lên các lý do khiến em yêu thích.
c. Kết đoạn: Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.
2. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
a. Mở bài: Giới thiệu sự kiện (không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện)
b. Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian
- Những nhân vật tham gia sự kiện
- Các hoạt động chính trong sự kiện, đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động
- Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất
c. Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận