Đề cương ôn tập Địa lí 6 Cánh diều học kì 2
Đề cương ôn tập môn Địa lí lớp 6 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Địa lí 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
CHỦ ĐỀ 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- KHÍ QUYỂN CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC KHỐI KHÍ. KHÍ ÁP VÀ GIÓ
1. Khí quyển
- Khí quyển là lớp không khí bao bọc quanh Trái Đất, được giữ lại nhờ sức hút của Trái Đất.
Tầng | Đối lưu | Bình lưu | Các tầng cao của khí quyển |
Độ cao | Dưới 16km. | 16 - 55km. | Trên 55km. |
Đặc điểm | - Không khí bị xáo trộn mạnh, thường xuyên. - Xảy ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa,… - Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ giảm (0,60C/100m),… | - Có lớp ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. - Không khí chuyển động thành luồng ngang. | Không khí cực loãng. Ít ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên và đời sống con người trên mặt đất. |
* Thành phần của không khí: 78% khí ni-tơ; 21% khí ô-xy; 1% hơi nước, khí cac-bo-nic và các khí khác.
2. Các khối khí
- Nguyên nhân hình thành khối khí do không khí ở phía dưới thuộc tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc.
- Phân loại
+ Dựa vào vĩ độ trung bình của nơi phát sinh: xích đạo, nhiệt đới, ôn đới lạnh và cực
+ Dựa vào nhiệt độ: khối khí lạnh và khối khí nóng.
+ Dựa vào bề mặt tiếp xúc: khối khí đại dương và khối khí lục địa.
3. Khí áp và gió
* Khí áp: Sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- Phân loại: các đai áp cao và các đai áp thấp.
* Gió: Là sự di chuyển của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
- Phân loại
+ Gió hành tinh: gió Tây ôn Đới, gió Tín phong và gió Đông cực.
+ Gió địa phương: gió mùa, gió đất, gió biển, gió phơn.
- NHIỆT ĐỘ VÀ MƯA. THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU
1. Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ không khí là độ nóng lạnh của không khí.
- Phân bố
+ Ở vùng vĩ độ thấp (khu vực xích đạo) quanh năm nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời lớn làm cho không khí gần mặt đất nóng nên có nhiệt độ cao.
+ Ở vùng vĩ độ cao, do nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời ít hơn, không khí không thể nóng như ở vùng vĩ độ thấp nên nhiệt độ thấp.
+ Ở vùng cực, nhiệt độ có khi xuống tới - 80°C.
- Nhiệt độ không khí luôn thay đổi khi có bề mặt tiếp xúc không giống nhau, khi và độ cao khác nhau và khi ở vĩ độ khác nhau.
2. Hơi nước trong không khí. Mưa
* Hơi nước trong không khí
- Nguồn cung cấp hơi nước cho không khí từ nước từ biển, đại dương, ao hồ, sông ngòi,...
- Độ ẩm là lượng hơi nước chứa trong không khí.
* Mưa
- Nguyên nhân: Các đám mây được bổ sung thêm hơi nước, lớn lên và không bị nhiệt độ làm bốc hơi nước sẽ sinh ra mưa.
- Sự phân bố
+ Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều, giảm từ xích đạo về cực.
+ Mưa nhiều ở khu vực nội chí tuyến (Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á, Nam Mĩ,…).
+ Mưa ít ở khu vực cực, nội địa (Bắc Phi, Bắc Á, Tây Úc,…).
3. Thời tiết và khí hậu
* Thời tiết: Là trạng thái khí quyển tại một địa điểm vào một thời điểm nhất định.
- Các yếu tố khí tượng: nắng, mưa, gió, độ ẩm, mây,...
* Khí hậu: Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm..
+ Khí hậu trên Trái Đất thường diễn ra theo quy luật, mang tính đặc trưng của từng vùng.
4. Các đới khí hậu trên Trái Đất
Đới khí hậu
| Đới nóng | Đới ôn hòa | Đới lạnh |
Vị trí | Từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc và Nam. | Chí tuyến Bắc/Nam đến vòng cực Bắc/Nam. | Vòng cực Bắc/Nam về cực Bắc/Nam. |
Nhiệt độ | Cao. | Trung bình. | Thấp. |
Lượng mưa | 1000 - 2000mm. | 500 - 1000mm. | Dưới 500mm. |
Gió thường xuyên | Tín phong. | Tây ôn đới. | Đông cực. |
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Biến đổi khí hậu
- Là những thay đổi của khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa,...) vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
- Nguyên nhân chủ yếu: Do hoạt động của con người như chặt phá rừng, sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, phát triển công nghiệp,...
2. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
* Thiên tai: Là những hiện tượng tự nhiên có thể gây hậu quả rất lớn đối với môi trường, gây thiệt hại về con người và của cải vật chất.
- Biện pháp
+ Theo dõi bản tin dự báo thời tiết hằng ngày.
+ Diễn tập phòng tránh thiên tai.
+ Sơ tán kịp thời người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm.
+ Tổ chức sản xuất và thay đổi thời vụ để giảm thiểu thiệt hại nếu thiên tai xảy ra,...
* Ứng phó với biến đổi khí hậu
- Là hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- Một số giải pháp
+ Tiết kiệm điện, giảm thiểu chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
+ Hạn chế sử dụng các chất thải nhựa, túi ni-lông.
+ Tăng cường trồng cây xanh ở khu dân cư và trồng rừng,...
CHỦ ĐỀ 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
- CÁC THÀNH PHẦN CHỦ YẾU CỦA THỦY QUYỂN. TUẦN HOÀN NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Các thành phần chủ yếu của thủy quyển
+ Nước trong các biển, đại dương, trên sông, hồ và băng hà.
+ Nước được chứa trong khí quyển, trong sinh vật.
+ Nước trong các lỗ hổng của đất, các lỗ hổng và khe nứt của đá.
2. Tuần hoàn nước trên Trái Đất
- Đặc điểm: Nước trên Trái Đất không nằm yên tại chỗ mà luôn vận động từ nơi này đến nơi khác tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín.
- Các nguồn cung cấp hơi nước cho vòng tuần hoàn nước: Biển, đại dương, Sông, suối, ao, hồ, cây cối,…
- Vòng tuần hòan nước: Khi hơi nước bốc lên từ đại dương sẽ tạo thành mây và gây mưa. Khi mưa rơi xuống đất liền sẽ chảy tràn trên mặt đất rồi đổ vào sông, suối; một phần nước mưa thấm vào trong đất, rồi thấm sâu xuống cả các tầng đá bên dưới tạo thành nước ngầm. Cuối cùng, hầu hết nước trong vòng tuần hoàn này lại theo sông và nước ngầm đổ trở lại vào đại dương.
- SÔNG. NƯỚC NGẦM VÀ BĂNG HÀ
1. Sông
* Sông: Sông là các dòng chảy tự nhiên, chạy theo những lòng dẫn ổn định do chính dòng chảy này tạo ra.
- Các nguồn nước cung cấp cho sông: nước mưa, nước ngầm, hồ và băng, tuyết tan.
* Chế độ nước sông
- Chế độ nước sông là dòng chảy của sông trong năm. Để theo dõi chế độ nước sông, người ta đo lưu lượng dòng chảy.
2. Nước ngầm và băng hà
* Nước ngầm: Là lớp nước do một phần nước mưa hay tuyết tan được ngấm xuống đất và xuống sâu qua các tầng đá, được giữ lại trong các lỗ hổng của đất, các lỗ hổng và khe nứt của đá.
* Băng hà: Là những khối băng khổng lồ, dịch chuyển chậm trên đất liền, đặc biệt là trên sườn núi, thường cuốn theo các tảng đá lớn và làm thay đổi địa hình.
- BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG BIỂN
1. Biển và đại dương
- Đại dương thế giới là vùng nước mặn rộng mênh mông, chiếm phần lớn diện tích của bề mặt Trái Đất, nối liền từ bán cầu Bắc đến bán cầu Nam, từ bán cầu Tây đến bán cầu Đông. Nhờ thế mà các tàu viễn dương có thể đi vòng quanh thế giới.
- Có bốn đại dương chính là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
2. Một số đặc điểm của môi trường biển
a) Nhiệt độ và độ muối
+ Vùng biển nhiệt đới: 25 - 300C, độ muối cao.
+ Vùng biển ôn đới: thấp hơn 250C, độ muối thấp.
+ Ở vùng cực (Bắc Băng Dương): -1,80C, độ muối thấp.
- Độ muối của các biển và đại dương khác nhau do tác động của nhiều yếu tố
b) Chuyển động của nước biển và đại dương
* Sóng: Là sự chuyển động theo chiều ngang của nước biển và đại dương.
- Nguyên nhân tạo ra sóng là do gió. Gió càng to, sóng càng lớn.
- Phân loại: Sóng lừng, sóng bạc đầu, sóng thần,…
* Thủy triều: Là hiện tượng nước đại dương dao động theo chu kì.
- Nguyên nhân do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời.
Phân loại: Triều cường và triều kém.
* Dòng biển: Là sự chuyển dịch của các khối nước lớn ở biển và đại dương.
- Nguyên nhân hình thành do các hệ thống gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
- Phân loại: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Lớp đất trên Trái Đất
- Đất: Là một lớp vật chất mỏng trên cùng của vỏ Trái Đất, có độ dày chỉ từ vài xăng-ti-mét như ở vùng đồng rêu gần Bắc Cực, cho đến khoảng 2-3m ở vùng nhiệt đới nóng ẩm.
- Các thành phần chính của đất: khoáng vật trong đất, chất hữu Cơ trong đất, nước trong đất và không khí trong đất.
- Các tầng đất từ trên xuống dưới là: tầng thảm mục, mùn, tích tụ, đá mẹ và tầng đá gốc.
- Các nhân tố hình thành đất: Đá mẹ, Khí hậu, Sinh vật, Các nhân tố khác
2. Một số nhóm đất chính
* Đất fe-ra-lit đỏ và đất fe-ra-lit đỏ vàng:
- Phân bố thành các vùng lớn ở Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á,…
* Đất pôt-dôn và đất pôt-dôn cỏ
- Phân bố phổ biến nhất ở Bắc Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ (khoảng từ vĩ tuyến 45°B đến vĩ tuyến 60 - 65°B).
- SỰ ĐA DẠNG CỦA THẾ GIỚI SINH VẬT. CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN TRÊN TRÁI ĐẤT. RỪNG NHIỆT ĐỚI
1. Sự đa dạng của thế giới sinh vật
- Sinh vật bao gồm cả thực vật, động vật, vi sinh vật và các dạng sống khác.
- Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của thành phần loài và số lượng các loài.
2. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất
Đặc điểm | Nhiệt đới | Ôn đới | Hàn đới |
Vị trí | Khoảng từ 30°B đến 30°N. | Khoảng từ 30°B đến 60°B và từ 30°N đến 60°N. | Khoảng từ 60°B đến cực Bắc và từ 60°N đến cực Nam. |
Khí hậu | Nhiệt độ cao và lượng mưa lớn. | Nhiệt độ trung bình, các mùa trong năm rõ rệt nên thiên nhiên cũng thay đổi theo mùa. | Nhiệt độ thấp, lượng mưa ít. |
Sinh vật | Rừng nhiệt đới phát triển mạnh với các loài thực vật và động vật vô cùng phong phú. | - Thực vật chủ yếu là rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, thảo nguyên,... - Động vật đa dạng về cả số loài và số lượng mỗi loài. | - Thực vật nghèo nàn hơn, chủ yếu có rêu, địa y, cỏ và cây bụi,... - Động vật chỉ có một số loài chịu được lạnh như tuần lộc, chồn Bắc Cực, chim cánh cụt,… |
3. Rừng nhiệt đới
- Phân bố: Chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến.
+ Chiếm hơn một nửa số loài trên Trái Đất.
+ Rừng nhiệt đới có cấu trúc tầng tán phức tạp.
+ Hiện nay rừng nhiệt đới đang bị suy giảm mạnh.
- CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
1. Quy mô dân số thế giới
- Quy mô dân số ngày càng lớn.
- Thời gian để dân tăng thêm 1 tỉ người ngày càng ngắn.
2. Sự phân bố dân cư thế giới
* Dân cư thế giới phân bố không đều
- Dân cư đông đúc
+ Khu vực trung tâm một số thành phố lớn trên thế giới.
+ Một số khu vực: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, phần lớn châu Âu, hạ lưu sông Nin,...
- Dân cư thưa thớt
+ Khu vực vùng núi cao hoặc các vùng cận cực.
+ Các hoang mạc.
* Nguyên nhân
- Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Vị trí địa lí, Điều kiện tự nhiên (địa hình, đắt, khí hậu, nguồn nước), Sự phát triển kinh tế, trình độ của con người, Lịch sử định cư.
3. Sự phân bố các thành phố lớn trên thế giới
- Khu vực tập trung nhiều thành phố có số dân trên 1 triệu người là châu Á.
- Một số thành phố có tầm ảnh hưởng đối với nền kinh tế thế giới hiện nay là: Niu Y-oóc (Hoa Kỳ), Tô-ky-ô (Nhật Bản) và Luân Đôn (Anh).
- CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
1. Tác động của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống
+ Cung cấp cho con người thức ăn, nước uống, không khí để thở,...
+ Cung cấp các nguồn tài nguyên: đất, khoáng sản, gỗ, các nguồn năng lượng,... để sử dụng trong sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất.
2. Tác động của con người lên thiên nhiên
- Tích cực
+ Tăng cường trồng và bảo vệ rừng, cải tạo đất nông nghiệp.
+ Hạn chế sử dụng các chất hóa học trong nông nghiệp.
+ Xử lí chất thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi đưa vào môi trường.
+ Khai thác các nguồn năng lượng sạch: gió, Mặt Trời, thủy triều,…
* Tiêu cực
+ Xả thải các chất thải sinh hoạt, công nghiệp ra sông, hồ và biển làm ô nhiễm nguồn nước.
+ Khí thải của các nhà máy, các phương tiện giao thông, rơm rạ,… làm không khí bị ô nhiễm.
+ Khai thác quá mức tài nguyên nước, đất,… làm suy thoái đất và nước.
+ Khai thác rừng, khoáng sản quá mức làm sự suy giảm rừng và nguồn tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt dần, khó khôi phục trở lại,…
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận