Đề cương ôn tập Lịch sử 6 Cánh diều học kì 2
Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 6 bộ sách Cánh diều là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Lịch sử 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
Chủ đề | Nội dung | Kiến thức cần nhớ |
Xã hội cổ đại | Hy Lạp và La Mã cổ đại | Điều kiện tự nhiên a. Hy Lạp cổ đại - Lãnh thổ rộng, bao gồm miền lục địa Hy Lạp, miền đất ven bờ Tiểu Á và những đảo thuộc biển Ê-giê. + Có ít đồng bằng, đất đai không thuận lợi trồng cây lương thực. + Có nhiều loại khoán sản như sắt, đồng, vàng... + Có nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho sự đi lại và trú ẩn của tàu thuyền. b. La Mã cổ đại: - Nơi khởi sinh nền văn minh La Mã là bán đảo I-ta-li-a. - Có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt... + Đường biển, có nhiều cảng vịnh thuận lợi cho những hoạt động buôn bán trên biển. |
Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã: - Lịch pháp: người Hy Lạp và La Mã đều làm ra dương lịch. - Chữ viết: + Người Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ. + Người La Mã sáng tạo ra mẫu tự La-tin, số La Mã. - Văn học: I-li-át và Ô-đi-xê là hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp. - Sử học: Hy Lạp và La Mã xuất hiện những nhà sử học tiểu biểu như Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Pô-li-biu-xơ... - Khoa học cơ bản: Hy Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học, với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét... - Kiến trúc: người Hy Lạp và La Mã đã tạo nên rất nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ. | ||
Đông Nam Á (Từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X) | Sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ ở đông nam á (từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X) | - Vị trí địa lí của Đông Nam Á: + Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam của châu Á, bao gồm 2 bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo + Là cầu nối giữa 2 đại dương (Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương) và 2 lục địa (lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a). |
Quá trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII - Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã xuất hiện các nhà nước: Văn Lang, Âu Lạc; Vương quốc Phù Nam và Vương quốc Chăm-pa. - Tại lưu vực sông Mê Nam, người Môn đã thành lập Vương quốc Đva-ra-va-ti; Ha-ri-pun-giay-a. - Tại lưu vực sông I-ra-oa-di, người Môn thành lập các Vương quốc Tha-tơn và Pê-gu; người Pi-u thành lập Vương quốc Sri Kse-tra. - Trên bán đảo Mã Lai xuất hiện các Vương quốc: Kê-đa; Tam-Bra-lin-ga; Tu-ma-sic. - Trên lãnh thổ In-đô-nê-xi-a ngày nay ra đời các Vương quốc Ma-lay-u; Ta-ru-ma, Can-tô-li. | ||
Sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X - Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành và phát triển: + Tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Kse-tra của người Pi-u, Pa-gan của người Miên hình thành + Tại lưu vực sông Mê Nam, vương quốc Đva-ra-va-ti thành lập + Trên đảo Su-ma-tơ-ra xuất hiện vương quốc Vi-giay-a. + Trên đảo Gia-va vương quốc Ca-lin-ga cũng được hình thành + Ở hạ lưu sông Sê Mun, vương quốc Chân Lạp được hình thành. - Bộ máy các nước được tổ chức quy củ, hệ thống và hoàn thiện. - Các vương quốc lục địa có ưu thế phát triển nông nghiệp, các vương quốc hải đảo có ưu thế phát triển thương nghiệp, hải cảng... | ||
Giao lưu thương mại và văn hóa ở đông nam á (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X) | Tác động của quá trình giao lưu thương mại - Thương nhân Ấn Độ, Trung Quốc hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á. - Các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối Á – Âu. - Tại Đông Nam Á đã xuất hiện nhiều thương cảng lớn, như: Lâm Ấp (ở Chăm-pa); Pa-lem-bang (ở Si Vi-giay-a)… | |
Tác động của quá trình giao lưu văn hóa - Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hòa nhập vào các tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa. - Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình. - Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi: Riêm kê (Campuchia); Ram-ma-y-a-na Ka-ka-win (In-đô-nê-xi-a). - Kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ. | ||
Nước Văn Lang, Âu Lạc | Nước Văn Lang | - Cơ sở ra đời: + Kinh tế phát triển, đời sống xã hội có nhiều chuyển biến. + Nhu cầu làm thủy lợi trong nông nghiệp. + Nhu cầu chống ngoại xâm. - Thời gian ra đời: khoảng thế kỉ VII TCN. - Phạm vi lãnh thổ: lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. - Kinh đô: Phong Châu (thuộc Phú Thọ ngày nay). |
Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang a. Đời sống vật chất - Kinh tế: nghề chính là trồng lúa nước, ngoài ra còn chăn nuôi, đánh bắt cá… - Thức ăn chính hàng ngày: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, ốc... - Nhà ở: cư dân sống trong các chiềng chạ, ở nhà sàn. - Trang phục: + Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc áo, váy xẻ giữa, có yếm che ngực. + Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau. - Thuyền là phương tiện đi lại trên sông. b. Đời sống tinh thần - Trong các ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa hát ca. - Tín ngưỡng: + Thờ cúng tổ tiên, các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời... + Chôn cất người chết cùng đồ tùy táng. - Phong tục: gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình,... | ||
Nước Âu Lạc | Sự ra đời và tổ chức Nhà nước Âu Lạc a. Sự ra đời - Cơ sở ra đời: thắng lợi của kháng chiến chống Tần xâm lược (cuối thế kỉ III TCN). - Thời gian ra đời: 208 TCN. - Người đứng đầu nhà nước: Thục Phán (An Dương Vương). - Phạm vi lãnh thổ chủ yếu: khu vực Bộ Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay. - Kinh đô:Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). b. Tổ chức Nhà nước - Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm mọi quyền hành và có quyền thế cao hơn trong việc trị nước. - Lãnh thổ mở rộng hơn và chia thành nhiều bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ. - Lực lượng quân đội khá đông, vũ khí đã có nhiều cải tiến. | |
Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc a. Đời sống vật chất - Kinh tế: nông nghiệp và thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. - Trang phục: cư dân Âu Lạc mặc nhiều loại vải được làm từ sợi đay, tơ tằm... - Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình phong phú hơn. b. Đời sống tinh thần - Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. - Nhiều lễ hội như hội ngày mùa, hội đấu vật, hội đua thuyền... được tổ chức hằng năm. | ||
Thời Bắc Thuộc và chống Bắc Thuộc (Từ thế kỉ II trước công nguyên đến năm 938) | Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc | Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc a. Chính sách cai trị về chính trị - Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. - Cử quan lại người Hán tới cai trị, áp dụng luật pháp hà khắc. - Xây các thành lũy lớn và bố trí đông đảo lực lượng quân đội đồn trú. b. Chính sách bóc lột về kinh tế - Cướp đoạt ruộng đất để lập thành các ấp trại. - Áp dụng chế độ thuế khóa nặng nề. - Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý. - Nắm độc quyền về sắt và muối. c. Chính sách cai trị về văn hóa - Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta. - Mở lớp dạy chữ Hán, áp dụng luật Hán. - Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc đối với người Việt. |
Những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa trong thời Bắc thuộc a. Những chuyển biến về kinh tế - Trong nông nghiệp: + Trồng trọt, chăn nuôi, nhất là trồng lúa nước vẫn là những hoạt động kinh tế chính. + Cách thức canh tác: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, biết kĩ thuật chiết cành... - Trong thủ công nghiệp: + Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn. + Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, làm đường, làm mật mía,... b. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa - Về xã hội: + Xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc. + Bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ. - Về văn hóa: + Xuất hiện các trường dạy chữ Hán tại các quận. + Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và phong tục của người Hán được truyền bá vào ngày càng nhiều. | ||
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X) |
| |
Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc | - Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình: + Truyền dạy tiếng Việt cho con, cháu; nghe – nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ. + Duy trì các phong tục – tập quán, như: thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc; nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình... | |
- Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc, như: + Học một số phát minh kỹ thuật của người Trung Quốc. + Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng phù hợp với văn hóa của người Việt. + Tiếp thu chữ Hán. + Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo được truyền bá ngày càng sâu rộng. | ||
Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X | Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) - Hoàn cảnh: + Năm 938, vua Nam Hán cử Hoằng Tháo chỉ huy quân thủy tiến sang xâm lược nước ta + Ngô Quyền chủ động lên kế hoạch đánh giặc ở vùng cửa biển Bạch Đằng - Nét chính trong diễn biến: + Khi nước biển dâng cao, Ngô Quyền cử quân ra đánh và giả vờ thua. Hoằng Tháo sai quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết. + Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy; chiến thuyền của quân Nam Hán va vào cọc, vỡ và bị chìm. Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân. - Ý nghĩa: chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. | |
Vương quốc Chăm-pa và vương quốc Phù Nam | Vương quốc Chăm-pa | Một số thành tựu văn hóa - Chữ viết: sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. - Tín ngưỡng, tôn giáo: + Tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,..). + Phật giáo, Hin-đu giáo,… du nhập vào Chăm-pa. - Kiến trúc, điêu khắc: cư dân Chăm-pa xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam),... - Tổ chức nhiều lễ hội gắn với đời sống hiện thực và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. |
Vương quốc Phù Nam | Một số thành tựu văn hóa - Tín ngưỡng, tôn giáo: + Tín ngưỡng đa thần. + Sớm tiếp nhận tôn giáo từ bên ngoài như Hin-đu giáo, Phật giáo. - Nghệ thuật điêu khắc tượng, thần từ đá, gỗ rất phát triển với những nét sáng tạo, mang phong cách riêng. - Cư dân Phù Nam ưa sử dụng đồ trang sức làm từ nhiều vật liệu khác nhau. |
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận