Đề cương ôn tập KHTN 6 Cánh diều học kì 1
Đề cương ôn tập môn Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ sách Cánh diều là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành
1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên
- Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật và hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.
- Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
- Khoa học tự nhiên có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao hiểu biết của con người (Ví dụ: Tìm hiểu về hệ Mặt Trời)
- Khoa học tự nhiên góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế. (Ví dụ: Nghiên cứu giống lúa mới)
- Khoa học tự nhiên bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người. (Ví dụ: Nghiên cứu vacxin phòng bệnh)
- Khoa học tự nhiên bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. (Ví dụ: Nghiên cứu đặc điểm địa hình ở các vùng núi cao)
2. Một số dụng cụ đo trong học tập môn khoa học tự nhiên
- Dụng cụ đo chiều dài: Thước dây, Thước cuộn, Thước kẻ thẳng,...
- Dụng cụ đo khối lượng: Cân đồng hồ, Cân điện tử, Cân lò xo, Cân y tế,...
- Dụng cụ đo thể tích chất lỏng: Cốc đong, Ống đong, ...
3. Một số quy định an toàn trong phòng thực hành
Những việc cần làm | Những việc không được làm |
1. Thực hiện các quy định của phòng thực hành. 2. Làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo. 3. Giữ phòng thực hành ngăn nắp, sạch sẽ. 4. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa. 5. Thận trọng khi dùng lửa bằng đèn cồn để phòng tránh cháy nổ. 6. Thông báo ngay với thầy cô giáo và các bạn khi gặp sự cố như đánh đổ hóa chất, làm vỡ ống nghiệm,… 7. Thu gom hóa chất thải, rác thải sau khi thực hành và để vào nơi qui định. 8. Rửa sạch tay bằng nước sạch và xà phòng khi kết thúc buổi thực hành. | 1. Tự ý vào phòng thực hành, tiến hành thí nghiệm khi chưa được thầy cô giáo cho phép. 2. Ngửi, nếm các hóa chất. 3. Tự ý đổ lẫn các hóa chất vào nhau. 4. Đổ hóa chất vào cống thoát nước hoặc ra môi trường. 5. Ăn, uống trong phòng thực hành. 6. Chạy nhảy, làm mất trật tự. |
Chủ đề 2: Các phép đo
Đơn vị đo lường chính thức (Hệ SI) | Quy đổi | Cách đo | |
Chiều dài | km | 1km=1000m;1dam=10m;1hm=100m; 1dm=0,1m;1cm=0,01m;1mm=0,001m | Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp. Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo, sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước. Bước 3: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật. Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật. |
Khối lượng | kg | 1tấn=1000kg;1tạ=100kg;1yến=10kg; 1hg=100g;1kg=1000g=1000000mg | Các bước đo khối lượng bằng cân đồng hồ: Bước 1: Ước lượng khối lượng vật đem cân để chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp. Bước 2: Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0. Bước 3: Đặt vật lên đĩa cân. Bước 4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số. Bước 5: Đọc và ghi số chỉ của kim cân theo vạch chia gần nhất. |
Thời gian | giây (s) | 1 giờ = 60 phút = 3600 giây 1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86400 giây 1 tuần = 7 ngày = 168 giờ = 10080 phút = 604800 giây. | Cách đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử: Bước 1: Chọn chức năng phù hợp bằng nút bấm MODE Bước 2: Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0 Bước 3: Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo. Bước 4: Kết thúc đo bằng cách nhấn START/STOP. Bước 5: Đọc kết quả đo qua số chỉ của đồng hồ. |
Nhiệt độ | Kelvin (kí hiệu: K) ở Việt Nam là độ C (kí hiệu: $^{∘}$C). | toF = (t oC x 1,8) + 32 t oC = (toF – 32) : 1,8
| Cách đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế: Bước 1: Vẩy mạnh nhiệt kế để thủy ngân tụt xuống dưới vạch thấp nhất (vạch 35). Bước 2: Dùng bông và cồn y tế làm sạch nhiệt kế. Bước 3: Đặt nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Bước 4: Sau 3 phút, lấy nhiệt kế ra. Đọc theo phần chất lỏng nhiệt kế tương ứng với vạch chia gần nhất trên thang nhiệt độ, đặt mắt nhìn vuông góc với mặt số. |
Chủ đề 3: Các thể của chất
1. Sự đa dạng của chất
- Vật thể được chia thành: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
- Mọi vật thể đều do chất tạo nên, ở đâu có vật thể ở đó có chất.
- Một vật thể có thể do nhiều chất tạo nên. Mặt khác, một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau. Chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, hoặc khí
2. Tính chất và sự chuyển thể của chất
- Để nhận ra chất hoặc phân biệt chất này với chất khác ta dựa vào tính chất của chúng.
- Tính chất của chất bao gồm tính chất vật lí và tính chất hóa học.
- Sự chuyển thể của chất bao gồm: sự nóng chảy, sự đông đặc, sự bay hơi, ngưng tụ và sự sôi.
Chủ đề 4. Oxygen và không khí
- Oxygen là chất khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí , tan ít trong nước. Oxygen có vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống và sự cháy.
- Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác.
Chủ đề 5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm
1. Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu
- Các vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Các vật liệu được tạo nên từ một hoặc nhiều chất.
- Một số vật liệu thông dụng như: nhựa, kim loại, cao su, thủy tinh, gốm, gỗ,....
- Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại: rắn, lỏng, khí
- Phần lớn các năng lượng mà chúng ta sử dụng ngày nay đều đến từ loại nhiên liệu như than, dầu mỏ …. Với tốc độ khai thác và tiêu thụ như hiện nay, các nhiên liệu này đang có nguy cơ cạn kiệt.
- An ninh năng lượng là việc đảm bảo năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, đủ dùng, sạch và rẻ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió … Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững
2. Một số lương thực – thực phẩm thông dụng
- Lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn … có chứa các tinh bột.
- Thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa … được dùng để làm các món ăn.
- Lương thực, thực phẩm cung cấp các chất thiết yếu cho cơ thể con người như tinh bột, đường, chất béo, chất đạm, vitamin, chất khoáng …
- Lương thực, thực phẩm rất đa dạng. Chúng có thể ở dạng tươi sống (như rau, củ, cá, tôm …) hoặc đã qua chế biến (như cơm, cá rán, thức ăn đóng hộp …)
- Lương thực – thực phẩm dễ bị hỏng trong không khí do nấm và các vi khuẩn phân hủy nếu không được bảo quản hoặc bảo quản không đúng cách.
- Lương thực, thực phẩm cần được bảo quản bằng các cách thích hợp.
Chủ đề 6. Hỗn hợp
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau được gọi là hỗn hợp. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một chất thành phần. Trong hỗn hợp các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
- Hỗn hợp gồm có 2 dạng: Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất
- Chất không lẫn chất nào khác là chất tinh khiết.
- Huyền phù: các chất rắn lơ lửng trong lòng chất lỏng.
- Nhũ tương: chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng khác.
- Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của hai hay nhiều chất hòa tan vào nhau. Chất có lượng (chiếm phần) nhiều hơn thường được gọi là dung môi.
- Tách chất ra khỏi hỗn hợp: Dựa trên sự khác nhau về tính chất vật lý của các chất, ta có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách đơn giản như: cô cạn, lọc, chiết ...
Chủ đề 7. Tế bào
* Tế bào
- Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. Tế bào có nhiều loại, từng loại tế bào lại có các hình dạng khác nhau (hình que, hình cầu, hình sao…).
- Tế bào có kích thước rất nhỏ, đa số đều không thể quan sát bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi để quan sát.
- Cấu tạo:
- Tế bào thực vật và tế bào động vật đều được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là: Màng tế bào, Tế bào chất, Nhân tế bào.
- Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh và không chứa bào quan có màng
- Khi tế bào lớn lên và đạt tới một kích thước nhất định thì chúng sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới.
- Từ một tế bào ban đầu sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào.
- Công thức tính số tế bào (N) sau n lần phân chia: N = 2$^{n}$
* Từ tế bào đến cơ thể
- Sinh vật đơn bào là các sinh vật thực hiện các hoạt động sống trong khuôn khổ một tế bào như: lấy và tiêu hóa thức ăn, hô hấp, vận động, sinh sản và trả lời các kích thích từ môi trường bên ngoài.
- Sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp.
- Ở sinh vật đa bào, các tế bào được tổ chức theo thứ tự nhất định từ cấp độ thấp đến cấp độ cao: tế bào --> mô --> cơ quan --> hệ cơ quan --> cơ thể
Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống
1. Phân loại thế giới sống
- Thế giới sông được chia thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, THực vật, Động vật.
- Môi trường sống của sinh vật rất đa dạng
- Mỗi sinh vật có hai cách gọi tên là tên địa phương và tên khoa học
2. Khóa lưỡng phân
- Khóa lưỡng phân dùng để phân chia các sinh vật thành từng nhóm, dựa trên sự giống hoặc khác nhau ở mỗi đặc điểm của sinh vật.
- Xây dựng khóa lưỡng phân gồm 2 bước
3. Virus và vi khuẩn
- Virus là dạng sống có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được.
- Virus có nhiều hình dạng khác nhau như hình que, hình cầu, hình đa diện,…
- Virus chưa có cấu tạo tế bào
- Virus được coi là tác nhân gây bệnh cho thực vật, động vật và con người do chúng có khả năng “sinh sản” và lan truyền rất nhanh từ tế bào này sang tế bào khác.
- Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào rất nhỏ bé, có kích thước khoảng 0,5 – 10 µm
- Tế bào vi khuẩn có cấu tạo đơn giản nhưng rất đa dạng về hình dạng
4. Đa dạng nguyên sinh vật
- Nguyên sinh vật rất đa dạng với nhiều hình dạng khác nhau. Chúng sống ở môi trường nước mặn và nước ngọt.
- Nguyên sinh vật là thức ăn của nhiều động vật
- Một số nguyên sinh vật gây bệnh ở người như: trùng sốt rét, trùng kiết lị,....
5. Đa dạng nấm
- Nấm là sinh vật nhân thực, thành tế bào cấu tạo bởi kitin.
- Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.
- Nấm có thể sống cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể sinh vật hoặc sống trên đất ẩm, rơm rạ, thân cây gỗ mục…
- Nấm có dạng cơ thể đơn bào và đa bào.
- Một số loại nấm có hại và một số loại nấm có lợi.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận