Đề cương ôn tập Tin học 6 Cánh diều học kì 2

Đề cương ôn tập môn Tin học lớp 6 bộ sách Cánh diều là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tin học 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

Chủ đềNội dungKiến thức cần nhớ
Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường sốSự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin

Thông tin cá nhân và tập thể:

  • Thông tin cá nhân của 1 người là thông tin gắn với việc xác định danh tính của người đó (họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, số căn cước công dân,...).
  • Mỗi cơ quan hay tổ chức cũng có những thông tin cần bảo vệ (tài khoản ngân hàng, mật khẩu thư điện tử,...).
  • Kẻ xấu có thể đánh cắp thông tin cá nhân/tập thể để lừa đảo và trục lợi.
  • Thông tin cá nhân và tập thể được pháp luật bảo vệ.

Bảo vệ thông tin cá nhân:

  • Cài đặt phần mềm chống virus để bảo vệ máy tính.
  • Không tuỳ tiện tiết lộ thông tin cá nhân.
  • Không nhập mật khẩu trong điều kiện có thể bị người xung quanh nhìn trộm hoặc máy không ở chế độ ẩn mật khẩu.
  • Sử dụng mật khẩu mạnh. Tránh đưa thông tin cá nhân vào mật khẩu vì dễ bị đoán ra.

Chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp

  • Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân.
  • Kiểm chứng kĩ lưỡng để đảm bảo thông tin không sai lệch.
  • Tránh vi phạm bản quyền.
Ứng dụng tin học

 

Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản

Công cụ Tìm kiếm và Thay thế

  • Công cụ Tìm kiếm giúp nhanh chóng định vị được một cụm từ cho trước ở những vị trí nào trong văn bản.
  • Công cụ Thay thế giúp nhanh chóng tìm và chỉnh sửa một cụm từ bất kì trong văn bản, đặc biệt là khi cụm từ đó xuất hiện nhiều lần trong văn bản dài.
Trình bày trang, định dạng và in văn bản

Tìm hiểu về định dạng trang

  • Định dạng trang là công việc chủ yếu của trình bày trang văn bản.
  • Định dạng trang là xác định lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải của trang văn bản.
  • Công cụ định dạng trang trong dải lệnh Page Layout.

In văn bản: Chọn lệnh Print, chọn đúng tên máy in.

Trình bày thông tin ở dạng bảng

Các bước tạo bảng:

  • B1: Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn bảng mới.
  • B2: Trong dải lệnh Insert, nháy chuột vào lệnh Table. Khi đó vùng tạo bảng xuất hiện.
  • B3: Trong vùng tạo bảng, sử dụng thao tác kéo thả chuột để xác định số hàng và số cột của hàng.

a. Cách thay đổi kích thước của hàng và cột: Chọn một đường biên của cột, đưa chuột vào đường biên này đến khi con trỏ chuột có dạng mũi tên hai chiều thì kéo thả chuột sang trái hoặc sang phải.

b. Cách chèn thêm hoặc xoá hàng và cột: Các công cụ chèn hoặc xoá hàng và cột là các lệnh trong nhóm Rows & Columns. Nhóm lệnh này thuộc nhánh Layout của dải lệnh Table Tools. Để chèn thêm hoặc xoá hàng hay cột của bảng, đặt con trỏ soạn thảo vào một ô bất kì của hàng hay cột đó rồi nháy chuột vào lệnh xoá hay chèn tương ứng trong nhóm Rows & Columns

Sơ đồ tư duy

Cách lập một sơ đồ tư duy đơn giản:

  • Bước 1: Thể hiện chủ đề trung tâm.
  • Bước 2: Triển khai chi tiết cho đủ chủ đề trung tâm.
  • Bước 3: Bổ sung nhánh mới.
Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

 

 

 

Khái niệm thuật toánThuật toán: một quy trình chặt chẽ gồm một số bước, có chỉ rõ trình tự thực hiện để giải một bài toán.
Mô tả thuật toán, cấu trúc tuần tự trong thuật toán

Mô tả thuật toán phải cụ thể, rõ ràng, đầy đủ, đầu vào là gì, đầu ra là gì và chỉ rõ sự kết thúc thuật toán. Cần mô tả thuật toán cho tốt thì người máy hay máy tính mới hiểu đúng và thực hiện được.

Cấu trúc tuần tự là cấu trúc điều khiển phổ biến nhất trong các thuật toán. Các bước giải một bài toán, thực hiện một nhiệm vụ thường có thứ tự trước sau rất rõ ràng. Khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê trong mô tả thuật toán thì ta có cấu trúc tuần tự.

Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

Để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh, cần nhận biết những thành phần sau:

  • Điều kiện rẽ nhánh là gì?
  • Các bước tiếp theo khi điều kiện được thoả mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhánh đúng.
  • Các bước tiếp theo khi điều kiện không thoả mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhánh sai.

Biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh:

  • Thao tác kiểm tra điều kiện phải cho kết quả là thoả mãn hoặc không thoả mãn, hay là “đúng” hoặc “sai”.
  • Điều kiện cần kiểm tra trong cấu trúc rẽ nhánh thường là một biểu thức so sánh
Cấu trúc lặp trong thuật toán
  • Khi có một (hay nhiều) thao tác được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần dùng cấu trúc lặp.
  • Biến: đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện thuật toán, chương trình.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trong các việc sau đây, cần làm những việc nào để chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp?

1) Không nên sử dụng mạng xã hội.

2) Tránh đưa những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng (tin đồn, tin truyền miệng, tin do một cá nhân đưa lên mạng xã hội,...).

3) Không đăng những thông tin sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương người khác.

4) Không đăng những thông tin vi phạm pháp luật, trái với chủ trương của Nhà nước.

Câu 2: Để bảo vệ thông tin cá nhân, em hãy cho biết nên làm những việc nào trong các việc sau đây:

1) Thay đổi mật khẩu hằng ngày.

2) Cài đặt phần mềm diệt virus.

3) Hạn chế đăng nhập ở nơi công cộng (quán cà phê, nhà ga, sân bay,...).

4) Từ chối cung cấp thông tin cá nhân chỉ để đọc tin tức, tải tệp, mua hàng qua mạng,...

5) Tự tạo và sử dụng mật khẩu mạnh.

Câu 3: Hãy chỉ ra thứ tự thực hiện các bước sau để nhận được cách tìm kiếm một cụm từ trong phần mềm Soạn thảo văn bản:

1) Trong hộp thoại Navigation, nhập cụm từ cần tìm vào ô Search Document.

2) Nháy chuột vào lệnh Find để mở hộp thoại Navigation.

3) Xem số lượng kết quả tìm kiếm bên dưới ô vừa nhập cụm từ cần tìm.

4) Nháy nút X ở bên phải ô chứa từ cần tìm nếu muốn kết thúc tìm kiếm cụm từ đã nhập. Đóng hộp thoại Navigation khi không tìm kiếm nữa.

5) Nháy chuột vào từng cụm từ tìm thấy trong hộp thoại Navigation để định vị con trỏ đến cụm từ đó trong trang văn bản.

Câu 4: Công cụ Thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản có giúp ta thay cả một câu văn dài bằng một câu văn khác được không? Tại sao?

Câu 5: Những phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lợi ích của định dạng trang? Vì sao?

1) Trình bày trang văn bản với lề trái và lề phải hợp lí.

2) Trình bày trang văn bản với lề trên và lề dưới hợp lí.

3) Trình bày trang văn bản với độ dãn cách phù hợp giữa các đoạn.

4) Chọn khổ giấy và hướng in cho trang văn bản một cách phù hợp.

Câu 6: Trong phần mềm soạn thảo văn bản MS Word, những cách nào sau đây không thực hiện được việc in văn bản ra máy in? Vì sao?

1) Từ bảng chọn File nháy chuột vào lệnh Print.

2) Từ bảng chọn File nháy chuột vào lệnh Print để mở ra một vùng chọn in. Trong vùng chọn in này nháy chuột vào nút lệnh Print.

3) Từ dải lệnh View, nháy chuột vào lệnh Print Layout.

4) Từ dải lệnh View, nháy chuột vào lệnh Read Mode.

Câu 7: Bạn Dũng nói rằng: chữ, đoạn và trang văn bản luôn có sẵn các thuộc tính định dạng, ban đầu chúng là các thuộc tính định dạng mặc định của phần mềm soạn thảo văn bản. Theo em, bạn Dũng có nói đúng không? Tại sao?

Câu 8: Có thể nhập những loại nội dung nào sau đây vào trong ô của bảng?

1) Văn bản.

2) Hình ảnh.

3) Một bảng khác.

4) Siêu liên kết.

Câu 9: Các câu giải thích nghĩa khái niệm thuật toán sau đây có những điểm thiếu sót nào? Em hãy nói rõ cho từng trường hợp:

1) Thuật toán là một danh sách các việc để hoàn thành một nhiệm vụ, giải quyết một vấn đề nào đó.

2) Thuật toán là một danh sách các việc có đánh số thứ tự để giải một bài toán nào đó.

3) Thuật toán là một quy trình chặt chẽ gồm một số bước để giải một bài toán cụ thể.

Câu 10: Với mỗi phát biểu sau đây, hãy cho biết phát biểu đó là đúng là hay sai:

1) Chỉ có một thuật toán để giải một bài toán.

2) Có thể có nhiều thuật toán để giải một bài toán.

3) Đầu vào của bài toán cũng là đầu vào của thuật toán.

4) Đầu ra của bài toán cũng là đầu ra của thuật toán.

Câu 11: Có người nói "Bên trong cấu trúc tuần tự, mỗi bước phải được thực hiện một lần và không quá một lần trong thuật toán". Em có đồng ý không? Giải thích tại sao.

Câu 12: Em có đồng ý với các ý kiến sau đây không? Giải thích tại sao.

1) Trong cấu trúc lặp, mỗi bước phải được thực hiện nhiều hơn một lần.

2) Cấu trúc lặp với số lần lặp đã biết trước luôn có thể chuyển thành cấu trúc lặp với kiểm tra điều kiện lặp.

Câu 13: Hãy chọn trong các câu sau những câu đúng:

1) Chỉ có một mũi tên ra khỏi hình tròn điểm bắt đầu thuật toán.

2) Có nhiều mũi tên ra khỏi hình tròn điểm bắt đầu thuật toán.

3) Chỉ có một mũi tên đi vào hình tròn điểm kết thúc thuật toán.

4) Có thể có nhiều mũi tên đi vào hình tròn điểm kết thúc thuật toán

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Tin học 6 Cánh diều học kì 2, ôn tập Tin học 6 cánh diều học kì 2, Kiến thức ôn tập Tin học 6 cánh diều kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo