Đề cương ôn tập KHTN 6 Cánh diều học kì 2
Đề cương ôn tập môn Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ sách Cánh diều là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết
Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống
- Thực vật được phân chia thành các nhóm là: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín.
- Căn cứ vào xương cột sống động vật được chia thành hai nhóm: Động vật không xương sống; Động vật có xương sống
- Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống.
Chủ đề 9: Lực
- Lực là sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác.
- Kí hiệu: F, đơn vị: N (niutơn)
- Biểu diễn lực
+ Gốc của mũi tên đặt vào vật chịu tác dụng lực.
+ Hướng của mũi tên theo hướng kéo hoặc đẩy.
+ Độ lớn của lực biểu diễn qua độ dài mũi tên hoặc ghi bằng số bên cạnh mũi tên.
- Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
- Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
- Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật. Có 2 loại lực ma sát: ma sát nghỉ và ma sát trượt.
- Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lượng = 10 x khối lượng
Chủ đề 10: Năng lượng
- Các dạng năng lượng: động năng, thế năng hấp dẫn, hoá năng, điện năng, quang năng, năng lượng âm, nhiệt năng,...
- Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. Để tác dụng dù một lực nhỏ nhất cũng cần phải có năng lượng.
- Trong mọi hoạt động, đều có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.
- Mọi quá trình có sự truyền năng lượng hoặc chuyển dạng năng lượng đều kèm theo năng lượng hao phí.
- Bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra, không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
- Năng lượng tái tạo: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước,...
Chủ đề 11: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời và ngân hà
- Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó, một vòng mỗi ngày. Trục Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó. Chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông. Do Trái Đất quay quanh trục từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây mỗi ngày.
- Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời. Có những ngày, ta thấy Mặt Trăng tròn, nhưng cũng có ngày ta lại dường như không thấy Mặt Trăng.
- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết khoảng một tháng. Từ ngày không trăng đến ngày trăng tròn là khoảng hai tuần.
- Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh, các tiểu hành tinh và sao chổi.
- Trong ngân hà có rất nhiều ngôi sao, Mặt Trời là một trong các ngôi sao đó. Hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận