Đề cương ôn tập Công dân 6 cánh diều học kì 2

Đề cương ôn tập môn Công dân 6 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Công dân 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

a.Tình huống nguy hiểm từ con người

- Tình huống nguy hiểm từ con người là những tình huống gây ra bởi những hành vi của con người như: trộm cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác,... làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội.

b. Hậu quả:

- Tình huống nguy hiểm từ con người gây ra những hậu quả nghiêm trọng:

+ Huỷ hoại tài sản của con người và xã hội.

+ Làm tổn hại đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân.

c. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm

- Bước 1: Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm:

+ Nguy hiểm đến từ đối tượng nào?

+ Nguy cơ có thể gặp phải trong tình huống nguy hiểm là gì?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu không thoát khỏi tình huống nguy hiểm?

- Bước 2: Tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm:

+ Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ của người lớn.

+ Đánh lạc hướng đối phương.

+ Gọi điện thoại cho người thân và các cơ quan hỗ trợ khẩn cấp (111, 112, 113, 114,...).

+ Chạy đến chỗ đông người để thoát khỏi đối tượng gây nguy hiểm.

- Bước 3: Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm: Bình tĩnh để có cách xử lí phù hợp trong từng tình huống nguy hiểm.

2. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

a. Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

- Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên, làm tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội.

- Ví dụ: lũ lụt, sạt lở, động đất…

b. Hậu quả do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

- Dẫn tới những hậu quả đáng tiếc đối với con người như: 

+ Tổn hại về sức khoẻ và tinh thần.

+ Làm bị thương hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, gây chết người.

- Gây ra những thiệt hại về vật chất của cá nhân và cộng đồng, gây thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế của các quốc gia.

c. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

- Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh, ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

- Tập quan sát, nhận biết những yếu tố có thể gây nguy hiểm (thời điểm, không gian, địa hình, thời tiết thay đổi,...).

- Chọn một nơi an toàn để trú ẩn khi nguy hiểm xảy ra.

- Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạng lên trên hết.

- Tìm kiếm sự trợ giúp.

3. Tiết kiệm

a. Thế nào là tiết kiệm

- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

b. Tiết kiệm biểu hiện ở việc: 

+ Tiết kiệm sức khỏe.

+ Làm việc khoa học, tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng và hiệu quả công việc.

+ Tiết kiệm điện, tiết kiệm nước,…

+ Tiết kiệm thời gian của bản thân cũng như thời gian của người khác.

+ Tiết kiệm tiền bạc, của cải vật chất.

c. Phân biệt tiết kiệm và không tiết kiệm

- Trái với tiết kiệm là lãng phí, phung phí. Ví dụ:

+ Lãng phí thời gian.

+ Lãng phí sức khỏe…

+ Lãng phí các nguồn năng lượng (điện, nước…)

d. Thế nào là người tiết kiệm?

- Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

e. Ý nghĩa của tiết kiệm

- Tiết kiệm giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

f. Rèn luyện lối sống tiết kiệm

- Học sinh cần phải thực hiện tính tiết kiệm thông qua việc:

+ Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

+ Sắp xếp việc làm khoa học.

+ Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.

+ Sử dụng điện, nước hợp lí.

+ Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực.

g. Ý nghĩa của tiết kiệm

- Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác; đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công.

h. Cách thực hiện tiết kiệm

* Thực hiện tiết kiệm tiền

- Ghi vào giấy những vật dụng cần thiết và mua đúng như vậy, tránh lãng phí 

- Em bỏ tiền mừng tuổi vào nuôi lợn đất.

- Không xin tiền bố mẹ để ăn quà vặt

- Bảo quản tốt dụng cụ học tập

- Không mua những vật dụng không cần thiết.

* Thực hiện tiết kiệm thời gian

- Lập cho mình thời gian biểu hợp lí và thực hiện theo một cách nghiêm túc

- Không dùng thời gian làm những việc không có ích.

- Luôn luôn đúng giờ, tiết kiệm thời gian cho mình và người khác

* Thực hiện tiết kiệm điện

- Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện. 

- Sử dụng thiết bị điều chỉnh độ sáng đèn điện. 

- Sử dụng công tắc thông minh. 

- Sử dụng công cụ giám sát thiết bị điện trong nhà 

- Giặt, rửa bằng nước lạnh.

- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

* Thực hiện tiết kiệm nước

- Kiểm tra rò rỉ do bồn vệ sinh.

- Khóa vòi nước trong khi không sử dụng.

- Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn nước.

- Sử dụng vòi hoa sen tiết kiệm, hiệu quả…

4. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Công dân của một nước

- Công dân là người dân của một nước.

- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân nước đó.

b. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

- Người có quốc tịch Việt Nam là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam. 

+ Khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú ở Việt Nam, còn cha không rõ là ai.

+ Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.

5. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

a. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013

* Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân.

- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo và bảo vệ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo qui định của pháp luật.

* Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013

Theo hiến pháp 2013 công dân có quyền và nghĩa vụ cơ bản là:

- Nhóm quyền chính trị:

+ Bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27); 

+ Tham gia quản lí nhà nước (Điều 28); 

+ Tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25); 

+ Tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24)…

- Nhóm quyền dân sự:

+ Quyền sống (Điều 19); 

+ Bình đẳng giới (Điều 26).

+ Bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 20);

+ Bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình (Điều 21),

+ Bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22).

+ Tự do đi lại và cư trú (Điều 23).

+ Tự do kết hôn, li hôn (Điều 36)…

- Nhóm quyền về kinh tế: 

+ Tự do kinh doanh (Điều 33).

+ Tự do lựa chọn nghề nghiệp (Điều 35).

+ Sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32)…

- Nhóm quyền về văn hóa, xã hội:

+ Học tập (Điều 39).

+ Nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật (Điều 40).

+ Được đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34)…

- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:

+ Trung thành với Tổ quốc (Điều 44).

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45).

+ Tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46).

+ Nộp thuế (Điều 47);

+ Nghĩa vụ học tập (Điều 39)

+ Bảo vệ môi trường (Điều 43)…

b) Thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

- Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

6. Quyền trẻ em

a. Tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em

- Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

- Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây:

+ Nhóm quyền được sống còn

+ Nhóm quyền được bảo vệ

+ Nhóm quyền được tham gia

b. Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em

* Ý nghĩa của quyền trẻ em

- Quyền trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện cần thiết để cho trẻ em được sống, được phát triển toàn diện trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng.

* Ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em

- Thực hiện quyền trẻ em để trẻ em được yêu thương, chăm sóc, giáo dục, vui chơi giải trí, được sống hạnh phúc, tạo điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc; là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ em.

c. Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em

* Trách nghiệm của gia đình, nhà trường và xã hội

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;

- Dành điều kiện tốt nhất và tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

- Đảo đảm cho trẻ em được học tập và phát triển; 

- Giáo dục, giúp đỡ để trẻ em hiểu và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em. 

* Bổn phận của trẻ em:

- Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình.

- Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường:

+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.

+ Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.

- Bổn phận của trẻ em đối với bản thân:

+ Sống trung thực, khiêm tốn.

+ Không đánh bạc, không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác. 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Liệt kê những biểu hiện lãng phí đồ dùng học tập và cách tiết kiệm đồ dùng học tập của học sinh.

Câu 2: Trong mùa dịch Covid năm 2020, một số bạn học sinh đã đưa tin không đúng sự thật lên mạng xã hội. Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình hình trên?

Câu 3: Những ai cần tiết kiệm thời gian? Tiết kiệm thời gian có phải tiết kiệm tiền bạc không? Tiết kiệm thời gian sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân trong học tập và trong cuộc sống?

Câu 4: Bà Diệp cho chị Dương là sinh viên thuê một căn phòng để ở. Một lần nhân lúc chị Dương về quê thăm nhà, bà Diệp đã mở khóa phòng của chị Dương để vào kiểm tra.

Câu 5: Cúc năm nay 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng ăn uống. Hằng ngày, Cúc phải làm rất nhiều công việc như rửa bát, dọn dẹp, nhóm lửa, phục vụ khách... suốt từ sáng sớm đến khuya có những công việc nặng quá sức của em. Cúc lại thường bị bà chủ mắng nhiếc. Em không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi.

Bạn Cúc đã được hưởng quyền trẻ em chưa? Vì sao?

Từ khóa tìm kiếm: đề cương ôn tập Công dân 6 cánh diều học kì 2, đề cương ôn tập lớp 6 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo