Đáp án Lịch sử 8 Kết nối bài 10 Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Đáp án bài 10 Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 10. SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC Ở CÁC NƯỚC ÂU – MỸ (CUỐI THẾ KỈ XIX –

ĐẦU THẾ KỈ XX)

MỞ ĐẦU

Sau gần một thế kỉ phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn tự đo cạnh tranh, vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Em hiểu thế nào về chủ nghĩa đế quốc? Hãy kể tên một số nước đế quốc và chia sẻ những điều em biết về các nước đế quốc đó.

Đáp án:

Chủ nghĩa đế quốc là chính sách mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng của một quốc gia thông qua hoạt động thuộc địa hóa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác. Một số nước đế quốc (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) bao gồm Anh, Pháp, Mỹ và Đức. Những nước này đã phát triển và xâm lược các quốc gia khác để mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng của mình. Ví dụ, đế quốc Mỹ tăng cường bành trướng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và chiếm Phi-líp-pin và Cu-ba. Những cuộc mở rộng này đã ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử thế giới và thúc đẩy lực lượng tiến bộ đứng lên chống phong kiến.

I. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

Câu hỏi: Hãy mô tả nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Đáp án:

Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX bao gồm:

Phát triển kinh tế tư bản:  Khoa học và kỹ thuật phát triển, tạo động lực cho sự thay đổi trong sản xuất và đời sống xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

Cạnh tranh và công ty độc quyền: Cạnh tranh gay gắt dẫn đến hình thành các công ty độc quyền lớn, các công ty này chi phối thị trường, nền kinh tế, và đời sống chính trị xã hội ở từng quốc gia.

Tư bản tài chính và xâm lược thuộc địa: tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng hợp nhất, tạo nên tư bản tài chính; các nước tư bản phương Tây xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.

  • Chủ nghĩa đế quốc ra đời trong bối cảnh này, ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử thế giới và thúc đẩy lực lượng tiến bộ đứng lên chống phong kiến.

II. CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ XX

Câu hỏi: Khai thác tư liệu trên và thông tin trong mục, hãy nêu chuyển biến lớn về kinh tế của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Đáp án:

Chuyển biến lớn về kinh tế: phát triển chậm lại và tụt hạng; vẫn dẫn đầu về xuất khẩu và thương mại; các công ty độc quyền thao túng kinh tế.

Câu hỏi: Khai thác biểu đồ hình 10.2 (SGK, tr.45) và thông tin trong mục, hãy nêu những chuyển biến về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Đáp án:

Chuyển biến về chính sách đối nội và đối ngoại của đế quốc Anh cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:

+ Đối nội: Anh là quân chủ lập hiến với sự thay phiên cầm quyền của hai đảng Tự do và Bảo thủ, bảo vệ lợi ích tư sản.

+ Đối ngoại: Anh mở rộng thuộc địa, trở thành đế quốc lớn nhất thế giới với thuộc địa rộng lớn và dân số đông đảo.

Câu hỏi: Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Đáp án:

Kinh tế Pháp cuối thế kỷ XIX chậm lại do chiến tranh, tụt hạng sau Mỹ và Đức. Đầu thế kỷ XX, công nghiệp như đường sắt, khai mỏ, luyện kim, và thương mại phát triển, cùng với sự tăng trưởng của ngành mới như điện khí, hóa chất, và ô tô. Nông nghiệp còn lạc hậu, khó áp dụng máy móc mới. Các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế, đặc biệt trong ngân hàng.

Câu hỏi: Khai thác biểu đồ hình 10.4 (SGK, tr.46) và thông tin trong mục, hãy nêu những chuyển biến lớn về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Pháp.

Đáp án:

Chuyển biến chính sách đối nội và đối ngoại của đế quốc Pháp:

Đối nội: thành lập Cộng hòa thứ ba, nhưng gặp khủng hoảng nội các; chính sách đàn áp nhân dân và đấu tranh công nhân.

Đối ngoại: mở rộng thuộc địa, có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai sau Anh; thuộc địa ở châu Phi và châu Á, bóc lột mạnh mẽ.

Câu hỏi: Nêu những chuyển biến về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Đáp án:

Đế quốc Đức cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:

Kinh tế: phát triển nhanh sau thống nhất (1871), đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới về công nghiệp; hình thành công ty độc quyền từ tập trung sản xuất và tư bản.

Đối nội: quân chủ lập hiến, quý tộc và tư bản độc quyền liên kết thống trị.

Đối ngoại:chuyển sang đế quốc chủ nghĩa, chạy đua vũ trang để chia lại thuộc địa.

Câu hỏi: Trình bày những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Mỹ trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Đáp án:

Đế quốc Mỹ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:

Kinh tế: Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới về công nghiệp và nông nghiệp, cung cấp lương thực cho châu Âu.

Đối nội: Chế độ Cộng hòa, tổng thống có vai trò quan trọng, hai đảng Cộng hòa và Dân chủ phục vụ lợi ích tư sản.

Đối ngoại: Mỹ mở rộng ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương và biến Trung và Nam Mỹ thành khu vực độc quyền ảnh hưởng.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Theo em, đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Đáp án:

Chủ nghĩa đế quốc có các đặc trưng cơ bản như sau:

+ Kinh tế: Tích tụ sản xuất, tư bản tài chính, và xuất khẩu tư bản.

+ Chính trị: Phân chia thế giới về kinh tế và lãnh thổ.

Đặc trưng quan trọng nhất là tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền, vì nó chi phối nền kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng đến sự độc lập của các quốc gia nhỏ.

Câu hỏi: Hãy lập bảng so sánh (điểm giống và khác nhau) về kinh tế, chính sách đối ngoại nổi bật của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ.

Đáp án:

Giống nhau: Đều là các nước đế quốc với nền kinh tế phát triển, sở hữu các công ty độc quyền lớn và có nhiều thuộc địa.

Khác nhau:

 

Anh

Pháp

Đức

Mỹ

Kinh tế

Trước 1870: Dẫn đầu thế giới về công nghiệp.

Sau 1870: Thứ ba thế giới, sau Mỹ và Đức.

Dẫn đầu xuất khẩu tư bản, thương mại, thuộc địa.

Công ty độc quyền chi phối kinh tế.

Trước 1870: Thứ hai thế giới về công nghiệp.

Từ 1870: Tụt xuống thứ tư.

Phát triển mạnh mẽ ở khai mỏ, đường sắt, luyện kim, ô tô.

Công ty độc quyền chi phối, đặc biệt ngân hàng.

Cho vay lãi cao cho các nước tư bản khác.

Trước 1870: Thứ ba thế giới về công nghiệp.

Sau 1871: Thứ hai thế giới, phát triển mạnh mẽ.

Công ty độc quyền lớn chi phối, đặc biệt trong luyện kim và sắt thép.

Trước 1870: Thứ tư thế giới.

Từ 1870: Dẫn đầu thế giới.

Công nghiệp và nông nghiệp phát triển mạnh, xuất khẩu lương thực.

 

Chính sách đối ngoại

Tập trung vào xâm lược thuộc địa.

Lê-nin mô tả là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Cộng hòa thứ ba đàn áp nhân dân, xâm lược thuộc địa.

Thuộc địa lớn thứ hai thế giới, 11 triệu km². 

Quân chủ lập hiến, chính sách phản động.

Đức “trẻ” đòi chia lại thị trường thế giới bằng vũ lực.

Đặc điểm: “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

Chế độ cộng hòa, tổng thống quan trọng.

Bành trướng ở Thái Bình Dương, can thiệp Mĩ La-tinh.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, hãy kể tên một số công ti đa quốc gia có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhiều nước trên thế giới hiện nay.

Đáp án:

Một số công ty đa quốc gia: Unilever, Nestlé, Levi Strauss, MacDonald’s, P&G, Coca-Cola,...


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác