Đáp án Lịch sử 8 Kết nối bài 18 Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
Đáp án bài 18 Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 18. PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM 1885 - 1896
MỞ ĐẦU
Hiện nay có nhiều con đường, trường học, di tích lịch sử gắn liên với tên tuổi các nhân vật như: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám,... Hãy chia sẻ những điều em biết về các nhân vật lịch sử này, cũng như các sự kiện liên quan.
Giải rút gọn:
Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám là những nhân vật lịch sử nổi tiếng của Việt Nam:
+ Phan Đình Phùng: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê, một sĩ phu Nho giáo tham gia vào phong trào Cần Vương chống Pháp.
+ Hoàng Hoa Thám: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế, nổi tiếng với chiến thuật du kích chống lại quân Pháp từ 1885 đến 1913.
I. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
Câu hỏi: Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX.
Giải rút gọn:
Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương là do Tôn Thất Thuyết phát chiếu Cần Vương sau thất bại trong cuộc phản công vào kinh thành Huế, kích thích lòng yêu nước và khởi động phong trào vũ trang chống Pháp.
Câu hỏi: Quan sát lược đồ hình 18.4, nêu nhận xét của em về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
Giải rút gọn:
Phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX kéo dài từ 1885 đến 1896, lan rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân. Dù cuối cùng không thành công, phong trào đã thể hiện tinh thần yêu nước và quyết tâm đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
Câu hỏi: Hãy giới thiệu về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
Giải rút gọn:
Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương: Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892); khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896); khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887).
II. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN YÊN THẾ (1884 - 1913)
Câu hỏi: Hãy thể hiện những diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế trên trục thời gian và trình bày trước lớp.
Giải rút gọn:
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Lập bảng và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian | Người lãnh đạo | Căn cứ/ địa bàn | Kết quả | Ý nghĩa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giải rút gọn:
Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian | Người lãnh đạo | Căn cứ, địa bàn | Kết quả | Ý nghĩa |
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) | Nguyễn Thiện Thuật | Vùng Bãi Sậy | Thất bại | - Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân đồng bằng Bắc Kì - Để lại nhiều kinh nghiệm tác chién ở đồng bằng đất hẹp, người đông |
Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) | Phan Đình Phùng cùng các tướng lĩnh | Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh) Địa bàn hoạt động: các huyện miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. | Thất bại | Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương. |
Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) | Phạm Bành và Đinh Công Tráng | Căn cứ chính: Nga Sơn (Thanh Hóa) | Thất bại | - Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp. - Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau. |
Câu hỏi: Theo em, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Vì sao?
Giải rút gọn:
Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương. Đây là cuộc khởi nghĩa quy mô lớn, diễn ra trên địa bàn rộng lớn gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 11 năm (từ 1885 đến 1896) và kết thúc với thất bại, đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
Câu hỏi: Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế có điểm gì giống và khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?
Giải rút gọn:
So sánh khởi nghĩa Yên Thế và những cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương:
Giống nhau: là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và đều bị thất bại.
Khác nhau:
| Phong trào Cần Vương | Khởi nghĩa nông dân Yên Thế |
Người lãnh đạo | Các Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương. | Nông dân, đứng đầu là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) |
Mục tiêu | chống Pháp dành lại độc lập dân tộc | mong muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và sơ khai về kinh tế xã hội. |
Địa bàn hoạt động | Hoạt động rộng khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ | Hoạt động ở vùng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang |
Tính chất | là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến | là phong trào nông dan mang tính tự phát |
Thời gian hoạt động | phát triển qua 2 giai đoạn và kết thúc sớm hơn phong trào nông dân Yên Thế. | phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. |
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Từ sự thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc đấu tranh giành độc lập sau đó, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Giải rút gọn:
Bài học từ phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế:
+ Hội tụ nhân dân vào một khối thống nhất với đường lối chiến lược rõ ràng.
+ Xây dựng niềm tin, coi trọng nguyên tắc “lấy dân làm gốc”.
+ Đoàn kết quần chúng, không phân biệt vùng miền, tôn giáo.
+ Khơi dậy ý chí chống ngoại xâm trong nhân dân.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận