Trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối bài 18 Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 18 Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896 - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Lực lượng lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế là?
Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên.
- Nông dân
- Các trí thức yêu nước
- Các văn thân, sĩ phu yêu nước
Câu 2: Lực lượng lãnh đạo của phong trào Cần Vương là?
- Nông dân
- Các trí thức yêu nước
Các văn thân, sĩ phu yêu nước
- Đáp án khác
Câu 3: Một số bài học kinh nhiệm có thể rút ra từ sự thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế là?
- Tập hợp, đoàn kết các cuộc đấu tranh thành một phong trào chung, rộng lớn và thống nhất trong cả nước.
- Kết hợp nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh.
- Tận dụng yếu tố thuận lợi về địa hình để xây dựng căn cứ hoặc tổ chức chiến đấu.
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 4: Mục tiêu cao nhất của khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là?
- Đánh đuổi thực dân Pháp
- Giành độc lập dân tộc
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Đáp án khác
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế có điểm gì giống so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?
- Bối cảnh lịch sử: đất nước mất độc lập, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, động lực chính là nông dân.
- Khuynh hướng chính trị: là các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 6: Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?
- Không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương
- Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên.
- Chống lại chính sách cướp bóc, bình định quân sự của Pháp, bảo vệ quê hương,… => chưa đưa ra phương hướng đấu tranh rõ ràng.
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 7: Phương thức tác chiến của Hương Khê có gì nổi bật?
- Dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở để tiến hành chiến tranh du kích
- Dựa vào hệ thống công sự chằng chịt để tiến hành chiến tranh du kích
- Phân tán hoạt động, đánh địch với nhiều hình thức khác, như: công đồn, chặn đường tiếp tế của giặc,....
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 8: Vũ khí chiến đấu của nghĩa quân Hương Khê có gì đặc biệt?
- Vũ khí chiến đấu của nghĩa quân Hương Khê có sự tiến bộ hơn
- Bên cạnh các loại vũ khí thô sơ như: giáo mác, đại đao,... tướng Cao Thắng còn tổ chức cướp súng giặc
- Nghiên cứu, chế tạo súng trường theo kiểu Pháp trang bị cho nghĩa quân
Cẩ ba đáp án trên đều đúng
Câu 9: Cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương??
- Bãi Sậy
- Ba Đình
Hương Khê
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 10: Vì sao Hương khê là cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
- Khởi nghĩa Hương Khê có thời gian tồn tại lâu nhất
- Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra trên địa bàn rộng lớn nhất
- Trình độ tổ chức lực lượng của khởi nghĩa Hương Khê rất quy củ
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11: Đặc điểm chung của ba cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê là?
- Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp
- Góp phần làm chậm quá trình bình định quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 12: Lực lượng tham gia khởi nghĩa Ba Đình là?
- Người Kinh
- Người Mường
- Người Thái,…
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 13: Đâu là địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê?
- Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh,…
- Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê
- Vùng bãi sậy ở phủ Khoái Châu (Hưng Yên)
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
Câu 14: Khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?
- Phạm Bành
- Đinh Công Tráng
Phan Đình Phùng, Cao Thắng,…
- Đáp án khác
Câu 15: Khởi nghĩa Bãi Sậy nổ ra vào?
- 1886 - 1891
- 1883 - 1895
1883 - 1892
- 1885 - 1892
Câu 16: Địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Ba Đình là?
- Làng Mậu Thịnh
- Làng Mĩ Khê
- Làng Thượng Thọ
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 17: Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) do ai lãnh đạo?
- Phạm Bành
- Đinh Công Tráng
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Đáp án khác
Câu 18: Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX có gì đặc biệt?
- Diễn ra sôi nổi với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ
- Nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Đáp án khác
Câu 19: Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước vào ngày?
- 23/7/1885
13/7/1885
- 15/7/1885
- 19/7/1885
Câu 20: Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là?
- Nhân dân Việt Nam và phái chủ chiến trong triều đình nêu cao ý chí giành lại độc lập dân tộc
- Sau thất bại trong cuộc phản công tại Kinh thành Huế của phái chủ chiến (5/7/1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị)
- Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 21: Vì sao thực dân Pháp lại gọi Hoàng Hoa Thám là “Hùm xám Yên Thế”?
- Thực dân Pháp khiếp sợ “Hùm xám Yên Thế”
- Thực dân Pháp nể trọng tài năng chỉ huy “Hùm xám Yên Thế”
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Vì Hoàng Hoa Thám giống như con hùm
Câu 22: Hoàng Hoa Thám là thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa nào?
Yên Thế
- Lam Sơn
- Hương Khê
- Nam Kì
Câu 23: Năm 1888, Phan Đình Phùng trở về Hà Tĩnh, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa?
- Yên Thế
- Lam Sơn
Hương Khê
- Nam Kì
Câu 24: Sau khi nhận trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp ở Hà Tĩnh (1885), ông được vua điều ra Bắc để lãnh đạo?
- Phong trào Đồng khởi
- Phong trào Đông Du
Phong trào Cần vương
- Phong trào Duy Tân
Câu 25: Phan Đình Phùng từng là quan Ngự sử thời vua?
- Minh Mạng
- Duy Tuân
Tự Đức
- Đáp án khác
Bình luận