Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Kết nối tri thức giữa học kì 1
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là
- A. tầng lớp có nguồn gốc là quý tộc phong kiến, câu kết với các tăng lữ bóc lột nhân dân.
B. tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc phong kiến, nhưng lại có quyền lợi kinh tế gắn với giai cấp tư sản.
- C. tầng lớp có quan hệ gần gũi với nhân dân.
- D. tầng lớp đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ đối với nhân dân.
Câu 2: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII là
A. sự phát triển kinh tế tư bản đã bị chế độ phong kiến kìm hãm.
- B. mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp tư sản với giai cấp nông dân.
- C. sự phát triển của công thương nghiệp tư bản bị chế độ phong kiến kìm hãm.
- D. mâu thuẫn giữa quý tộc mới với giai cấp tư sản Anh.
Câu 3: Nội chiến giữa Quốc hội Anh với nhà vua diễn ra vào thời gian nào?
- A. Từ năm 1640 đến năm 1648.
B. Từ năm 1642 đến năm 1648.
- C. Từ năm 1642 đến năm 1653.
- D. Từ năm 1640 đến năm 1688.
Câu 4: Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã diễn ra dưới hình thức nào?
- A. Đấu tranh giai cấp giữa tư sản với quý tộc phong kiến.
- B. Phong trào giải phóng dân tộc.
- C. Chiến tranh giành độc lập.
D. Nội chiến giữa quân đội của Quốc hội với quân đội của nhà vua.
Câu 5: Đặc điểm nào không đúng với cuộc Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?
- A. Quý tộc mới liên minh với tư sản lãnh đạo cách mạng.
B. Diễn ra dưới hình thức giải phóng dân tộc.
- C. Diễn ra dưới hình thức cuộc nội chiến.
- D. Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 6: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là
- A. mâu thuẫn giữa người da trắng với người da đen.
- B. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
C. mâu thuẫn giữa sự phát triển kinh tế công thương nghiệp của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ với chính sách cai trị của thực dân Anh.
- D. mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chế độ phong kiến.
Câu 7: Ngày 4 – 7 là ngày Quốc khánh của Hợp chúng quốc Mỹ vì
- A. đó là ngày bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
B. đó là ngày thông qua Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Hợp chúng quốc Mỹ.
- C. đó là ngày Chiến tranh giành độc lập thắng lợi.
- D. đó là ngày quân đội của Hợp chúng quốc Mỹ giành được thắng lợi quân sự quyết định, buộc thực dân Anh công nhận độc lập.
Câu 8: Tác giả bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chúng quốc Mĩ là
- A. G. Oa-sinh-tơn.
- B. S. Mông-te-xki-ơ.
C. T. Giúp Phéc-xơn.
- D. A. Lin-côn.
Câu 9: Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là
- A. phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Tư sản và Nông dân.
- B. phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Phong kiến và Nông dân.
- C. phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Nông dân.
D. phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
Câu 10: Các nhà tư tưởng tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng là
- A. S. Mông-te-xki-ơ, Ô-oen và Phu-ri-ê
- B. Ô-oen, Phu-ri-ê và Xanh Xi-mông.
C. S. Mông-te-xki-ơ, G. G. Rút-xô và Vôn-te.
- D. G. G. Rút-Xô, Vôn-te, Xanh Xi-mông.
Câu 11:Nội dung tư tưởng chính của trào lưu Triết học Ánh sáng là
- A. lên án chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đưa ra lý thuyết về xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- B. lên án chế độ tư bản chủ nghĩa, đưa ra lý thuyết về xây dựng nhà nước
- xã hội chủ nghĩa.
C. lên án chế độ phong kiến, đưa ra lý thuyết xây dựng nhà nước tư bản chủ nghĩa.
- D. lên án chế độ phong kiến, đưa ra lý thuyết xây dựng nhà nước quân chủ lập hiến.
Câu 12: Chế độ chính trị ở nước Pháp trước khi cách mạng bùng nổ là
- A. quân chủ lập hiến.
- B. phong kiến phân tán.
C. quân chủ chuyên chế.
- D. tiền phong kiến.
Câu 13: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Pháp trước cách mạng là
- A. giữa nông dân và bọn chủ đất.
- B. giữa vô sản và tư sản.
- C. giữa tư sản và chế độ phong kiến.
D. giữa các tầng lớp nhân dân Pháp và chế độ phong kiến.
Câu 14: Điểm giống nhau cơ bản giữa nước Anh và nước Pháp khi cách mạng tư sản bùng nổ là
- A. xã hội đều phân chia đẳng cấp.
B. nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách mạng bùng nổ đều xoay quanh vấn đề tài chính.
- C. đều có sự xâm nhập kinh tế tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp.
- D. đều do quý tộc mới lãnh đạo.
Câu 15: Khẩu hiệu nổi tiếng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là
- A.”Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.
B. “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.
- C. “Tự do, cơm áo, hoà bình”.
- D.“Mọi người sinh ra đều bình đẳng”.
Câu 16: Chính sách nào của chính quyền Gia-cô-banh thể hiện sự triệt để của cách mạng?
- A. Xóa bỏ Hiến pháp cũ, đề ra Hiến pháp mới tiến bộ hơn.
- B. Xử tử vua và hoàng hậu, xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hòa đầu tiên.
- C. Thực hiện chế độ phổ thông đầu phiếu cho công dân nam từ 21 tuổi trở lên.
D. Giải quyết các quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt là vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 17: Lực lượng chủ yếu đưa Cách mạng tư sản Pháp đạt đến đỉnh cao là
- A. tư sản Pháp.
- B. chính quyền dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
- C. quần chúng nhân dân Pháp.
- D. lực lượng quân đội cách mạng.
Câu 18: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu vào thời gian nào?
- A. Từ đầu thế kỉ XVII.
- B. Từ những năm 60 của thế kỉ XVII.
- C. Từ những năm 70 của thế kỉ XVII.
D. Từ giữa thế kỉ XVIII.
Câu 19: Máy kéo sợi Gien-ni được phát minh vào
- A. năm 1754.
B. năm 1764.
- C. năm 1767.
- D. năm 1776.
Câu 20: E. Các-rai chế tạo được máy dệt đã dẫn tới kết quả gì?
- A. Các nhà máy dệt được xây dựng ở nhiều nơi.
B. Năng suất của thợ dệt tăng gấp nhiều lần so với dệt tay.
- C. Lao động bằng tay dần được thay thế bằng máy móc
- D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.
Bình luận